Kim Jong-un rất thường xuyên có những chuyến thị sát kinh tế. Kim Jong-un thể hiện h́nh ảnh lănh đạo chăm lo cuộc sống nhân dân và xua tan nghi ngờ của cộng đồng quốc tế về giải trừ hạt nhân.
Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm cánh đồng ở huyện Sindo, tỉnh Phyongan hồi tháng 6. Ảnh: Reuters.
Sau những vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa liên tiếp năm ngoái, lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 4 bất ngờ tuyên bố tập trung phát triển kinh tế, theo Reuters. Khi tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 12/6 ở Singapore, Kim Jong-un tái cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đồng thời ca ngợi những tiến bộ kinh tế và cơ sở hạ tầng "đẳng cấp thế giới" của nước chủ nhà Singapore.
Trở về từ hội nghị thượng đỉnh lịch sử, Kim Jong-un thường xuyên có các chuyến đi thị sát những cơ sở công nghiệp và đặc khu kinh tế giáp biên giới với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết lănh đạo trẻ công khai khiển trách quan chức lănh đạo đảng và địa phương v́ tŕ hoăn các dự án xây dựng hoặc hiện đại hóa dây chuyền sản xuất một cách mờ nhạt.
"Bây giờ phát triển kinh tế là mục tiêu chính. Ông ấy cần cho thấy những kết quả nhưng có thể đă nhận ra rằng thực tế khó khăn hơn nhiều", Koh Yu-hwan, một giáo sư tại Đại học Dongguk ở Seoul, nhận định. "Đối với người dân trong nước, ông ấy cố gắng chỉ ra rằng không có sai lầm nào của ông ấy hoặc của họ mà đó là lỗi từ quan chức, đồng thời khuyến khích người dân b́nh thường chăm chỉ làm việc".
Về các cuộc đàm phán hạt nhân đang diễn ra với Washington, Kim Jong-un cũng có thể muốn xua tan sự nghi ngờ về giải trừ hạt nhân bằng cách nhấn mạnh quyết tâm phát triển kinh tế.
"Trong khi cố gắng giành cảm t́nh từ người dân, Kim Jong-un cũng muốn cho thấy ông ấy đang thực hiện nỗ lực hết ḿnh đối với kinh tế và xoa dịu những nghi ngờ về giải trừ hạt nhân", Lee Woo-young, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Hàn Quốc cho biết.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 17/7 cho biết, Kim Jong-un đă khiển trách quan chức là "đáng hổ thẹn" và "tệ hại" khi thăm một nhà máy thủy điện ở tỉnh Hamkyong. Lănh đạo Triều Tiên đă "sửng sốt không nói nên lời" khi chứng kiến công tŕnh được khởi công từ 17 năm trước nhưng chỉ mới hoàn thiện được 70% sau nhiều lần tŕ hoăn. Tỉnh ủy Hamgyong bị phê b́nh "không nghiêm chỉnh chấp hành", "làm việc hời hợt và không có tinh thần cách mạng", gây nên "mối lo ngại lớn cho Kim Jong-un".
Đầu tháng này, Kim Jong-un cũng chỉ trích ban quản lư nhà máy dệt ở thành phố biên giới Hamkyong v́ để thiếu nguyên liệu và tài chính dù đă được lên kế hoạch nâng cấp nhà máy.
Kim Jong-un thăm nhà máy ở tỉnh Sinuiju đầu tháng này. Ảnh: Reuters.
Michael Madden, một chuyên gia về giới lănh đạo Triều Tiên tại website 38North thuộc Đại học Johns Hopkins cho biết, những lời khiển trách dường như là một phần trong nỗ lực của Kim Jong-un để mô phỏng người ông Kim Nhật Thành trong việc tạo ra mối liên hệ giữa lănh đạo và nhân dân.
"Kim Jong-un nói rằng một số quan chức cấp cao không làm tṛn nhiệm vụ, chỉ xuất hiện trong những sự kiện công khai và không bao giờ chịu trách nhiệm công việc hàng ngày. Điều này cũng tương tự các bài phát biểu và nhận xét của Kim Nhật Thành", Madden cho biết.
Những chuyến đi gần đây của Kim Jong-un đến các tỉnh đông bắc thể hiện rơ ưu tiên thay đổi của Kim Jong-un, Hong Min, một chuyên gia tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc tại Seoul nhận định.
Từ đầu năm đến nay, Kim Jong-un đă tham dự 11 sự kiện kinh tế và chỉ ba sự kiện quân sự, hầu hết gần thủ đô B́nh Nhưỡng. Trong khi đó, tháng 1-7/2017, Kim Jong-un đă thực hiện 30 chuyến đi liên quan đến quân sự và 15 chuyến đi liên quan đến kinh tế.
Các chuyến đi quy mô lớn thường được lên kế hoạch trước ba tháng sau khi cân nhắc kỹ địa điểm và việc lựa chọn khu vực biên giới cho thấy quyết tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc của Kim Jong-un. "Những địa điểm ông ấy tới thăm đều mang những thông điệp khác nhau", Hong nói.
Kể từ tháng 5, Kim Jong-un đă ba lần đến Trung Quốc và cũng cử một phái đoàn cấp cao tới thăm các trung tâm kinh tế lớn ở Trung Quốc. Shin Beom-chul, một thành viên cao cấp của Viện nghiên cứu chính sách Asan ở Seoul, cho biết Kim Jong-un có thể muốn dựa vào Bắc Kinh để đẩy lùi các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc vốn đă bóp nghẹt nền kinh tế Triều Tiên.
"Thay v́ đến xem Trung Quốc như một mô h́nh kinh tế, ông ấy rất có thể sẽ t́m cách mở rộng thương mại và hy vọng Trung Quốc nới lỏng các biện pháp trừng phạt", Shin nhận định.