Hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ sắp diễn ra. Vấn đề đặt lên bàn chắc chắn là cuộc xung đột tại Syria và vai tṛ của Iran trong cuộc chiến này. Liệu Nga có “hy sinh” đồng minh để đổi lấy thỏa thuận với Mỹ về Syria?
Cuộc nội chiến tàn phá đất nước Syria. Ảnh: AP.
Theo kế hoạch, Tổng thống Donald Trump sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại thủ đô Helsinki của Phần Lan vào ngày 16/7 tới. Mặc dù chương tŕnh nghị sự của cuộc gặp Thượng đỉnh chưa được công bố, nhưng giới quan sát cho rằng cuộc xung đột tại Syria và vai tṛ của Iran trong cuộc chiến này sẽ được đưa lên bàn đàm phán.
Hôm 1/7 vừa qua, Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết, một phần quan trọng trong chương tŕnh nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ sẽ là việc Mỹ đề nghị Nga giúp đỡ để chấm dứt sự hiện diện quân sự của Iran tại Syria. Theo ông Bolton, Mỹ đă chấp nhận Tổng thống Syria Bashar al-Assad duy tŕ quyền lực tại Syria và hiện giờ muốn thuyết phục Moscow chấm dứt quan hệ liên minh với Iran tại Syria.
Để có được sự nhượng bộ này của Nga, Tổng thống Trump sẵn sàng rút các lực lượng Mỹ ra khỏi Syria và giúp quân đội Syria giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực phía nam nằm dọc biên giới với Jordan. Động thái này khiến giới quan sát đặt ra câu hỏi liệu ông Putin có chấp nhận bất cứ thỏa thuận nào liên quan tới hoạt động của Iran tại Syria?
Phản ứng bất ngờ của Nga
Truyền thông Iran đă nhanh chóng suy đoán rằng Nga sẽ “quay lưng” với Iran và sử dụng Tehran như một con bài mặc cả để đạt được thỏa thuận với Mỹ. Tuy nhiên, phản ứng của Moscow đối với vấn đề này lại khá bất ngờ. Thay v́ lặp lại quan điểm từng đưa ra trước đó cho rằng tất cả các lực lượng nước ngoài, trong đó có Iran phải rời khỏi Syria, giới chức Nga hiện giờ đă khẳng định sự hiện diện của Iran tại Syria là hợp pháp.
Hôm 28/6, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia cho rằng, các lực lượng của Iran có mặt tại Syria là “hợp pháp” và nhấn mạnh “không ai có thể bác bỏ được điều này”. Tiếp đến hôm 1/7, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov khẳng định, sự hiện diện quân sự của Iran tại Syria là tất yếu và cần thiết nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố. Đến ngày 4/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nêu rơ yêu cầu của Mỹ và Israel đ̣i Iran rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Syria là “hoàn toàn phi thực tế”.
Về phía Iran, trả lời phỏng vấn báo chí trước khi kết thúc nhiệm kỳ và trở về Tehran hôm 30/6, cựu Đại sứ Iran tại Lebanon Mohammad Fathali nói rằng, Iran và Nga là đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố, không chỉ ở Syria mà c̣n các khu vực khác trên toàn thế giới. Ông cho biết thêm, các lực lượng Mỹ sẽ phải nhanh chóng rời Syria trong bối cảnh quân đội Syria đang tiến hành chiến dịch quân sự “vũ băo” tại miền nam nước này.
Nga sẽ chấp nhận đánh đổi đồng minh?
Nhận định về vấn đề trên, hăng tin Bloomberg dẫn lời ông Andrei Kortunov, người đứng đầu Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga cho biết: “Tổng thống Donald Trump không thể buộc ông Putin quay lưng lại với Iran. Tổng thống Putin không muốn dồn Iran đến đường cùng và nhà lănh đạo Nga cũng chưa thể đặt niềm tin hoàn toàn vào ông Trump”.
Sở dĩ Nga không muốn Iran rút quân khỏi Syria là bởi cả hai bên đều có những lợi ích và mục tiêu chung liên quan mật thiết tới nhau. Để tiến hành các chiến dịch quân sự tại Syria, Iran cần có sự yểm trợ trên không của Nga, đổi lại các lực lượng của Iran cùng đồng minh sẽ giúp đỡ Nga trong chiến dịch trên bộ. Hơn nữa, cả Nga và Iran đều muốn Tổng thống Bashar Al-Assad tiếp tục nắm quyền.
Là đồng minh thân cận của chính phủ Syria, mục tiêu của Iran khi can dự cuộc chiến Syria là bảo vệ lợi ích và vai tṛ cầm quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad, giúp ông giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước. Mục tiêu này vẫn được Iran đặt lên trên các nhu cầu khác như mở rộng sự hiện diện quân sự tại Syria hay chống lại hành động “hiếu chiến” từ Israel. Chẳng hạn, trong khi Nga và Syria phối hợp thực thi chiến dịch quân sự tại Đông Ghouta hồi đầu năm nay, Iran đă chọn “đứng bên lề”, kiềm chế không can dự trực tiếp vào chiến dịch này nhằm tránh kích động phản ứng từ Mỹ cùng các đồng minh Châu Âu.
Sự vắng bóng của Iran trong các cuộc tấn công của chính phủ Syria tại khu vực phía nam cũng là một minh chứng rơ ràng khác. Iran dường như đă thực hiện chặt chẽ yêu cầu của Nga không điều quân tới miền nam Syria v́ lo ngại nếu tham gia trực tiếp vào chiến dịch này, Iran sẽ tạo cho Israel cái cớ để tấn công các cứ điểm của quân đội Syria, và như thế sẽ không có lợi cho chính phủ Syria.
Tờ Al-monitor dẫn nhận định của nhà phân tích Hamidreza Azizi cho biết, Nga bất ngờ thay đổi quan điểm, cho rằng sự hiện diện của Iran tại Syria là hợp pháp bởi v́ Nga đă nhận ra “thiện chí” Iran. V́ thế thỏa thuận nhiều khả năng sẽ xảy ra nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ chỉ dừng lại ở cam kết của Nga giới hạn hoạt động quân sự của Iran tại Syria.
Chuyên gia Andrei Kortunov cho rằng, chiến lược của Tổng thống Putin là cố gắng dung ḥa lợi ích giữa các bên liên quan đến cuộc xung đột tại Syria. Chẳng hạn, Nga có thể bật đèn xanh cho Israel không kích các đoàn xe của Iran vận chuyển vũ khí tối tân cho lực lượng Hezbollah, cùng lúc Nga cũng cho phép Iran duy tŕ việc cung cấp vũ khí thông thường cho lực lượng này.
Tờ Bloomberg dẫn lời ông Sami Nader, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Chiến lược Cận Đông nhấn mạnh: “Nga có thể buộc Iran giảm sự hiện diện quân sự tại Syria nhưng không muốn Iran rút khỏi quốc gia đang ch́m trong xung đột này bởi v́ họ có thể mất đi chính phủ của Tổng thống Assad – vốn là con bài chủ chốt. Nga muốn Iran luôn ở trong tầm mắt và có thể kiểm soát được”.
VietBF © sưu tập