Chỉ chưa đầy hai tuần tái đắc cử, TT Thổ Nhĩ Kỳ đă tiếp tục sa thải hơn 18.000 nhân viên chính phủ. Những người này bị cáo buộc liên kết với giáo sĩ lưu vong Gulen.
Ông Erdogan tiếp tục sa thải hơn 18.000 người sau khi tái đắc cử chưa đầy 2 tuần
Ngày 08/7, tờ báo thân chính quyền Resmi Gazete đưa tin rằng, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đă thông qua một nghị định được co là ‘phù hợp với t́nh trạng của chế độ khẩn cấp’, được tuyên bố sau cuộc đảo chính tháng 7 năm 2016, về việc sa thải hơn 18.000 nhân viên công lực.
Theo tờ báo này, Thổ Nhĩ Kỳ đă tiếp tục tuyên bố miễn nhiệm 18.632 người khỏi chức vụ của họ v́ nghi ngờ liên kết với phong trào giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, bị Ankara gọi là ‘Tổ chức khủng bố Fethullah’ (FETO) và bị buộc tội đứng sau cuộc đảo chính tháng 7/2016.
Theo nghị định được công bố trên tờ Resmi Gazete, có tới 6.152 người đă bị loại khỏi lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm 3.077 sĩ quan và binh sĩ của lực lượng lục quân, 1.126 của lực lượng hải quân và 1.949 quân nhân của lực lượng không quân.
Hơn 8,998 nhân viên đă mất chức trong các cơ quan an ninh của đất nước, trong khi 649 người đă bị sa thải khỏi chức vụ của ḿnh trong lực lượng hiến binh.
Các quyết định trong Nghị định cho thấy, chính quyền Ankara cũng đă sa thải một số lượng lớn nhân viên của Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ (1.051), Bộ Giáo dục (658), Tổng cục Tôn giáo (240), Bộ Ngoại giao (38) và các trường đại học nhà nước là 199 người.
Bên cạnh đó, nghị định đă ra lệnh đóng cửa 12 tổ chức công cộng, ba tờ báo và một kênh truyền h́nh.
Như vậy là sau khi tái đắc cử trong cuộc bầu cử hồi tháng 6 vừa qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan đă bắt đầu tiếp tục chiến dịch ‘đại thanh trừng’ của ḿnh, kéo dài từ tháng 7/2016 đến nay.
Trong 2 tuần vừa qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đă chuyển sang củng cố quyền lực mạnh mẽ hơn, bằng cách bắt giữ các nhà lănh đạo đối lập chính trị với tội danh ‘khủng bố’ có liên quan đến giáo sĩ Gulen, người đă từng là đồng minh thân thiết của nhà lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Chỉ 5 ngày sau cuộc bầu cử ngày 24 tháng 6, ông Erdogan đă ra lệnh bắt chính trị gia đối lập Eren Erdem, một thành viên chủ chốt của Đảng Cộng ḥa (CHP) với tội liên quan đến khủng bố. Chính quyền Ankara cáo buộc ông này đă cung cấp sự trợ giúp cho những nhà lănh đạo cuộc cuộc đảo chính thất bại năm 2016.
Vào năm 2013, ông Eren Erdem đă công bố bản ghi âm chi tiết các cuộc trao đổi giữa ông Erdogan trong thời gian nắm giữ cương vị thủ tướng với các quan chức cao cấp về những hành động bất hợp pháp và việccon trai ông tham ô một lượng tiền rất lớn.
Ông Erdogan vào thời điểm đó cho rằng, việc công bố các bản ghi âm năm 2013 là giả mạo và là "những cố gắng từ xa nhằm dàn dựng một cuộc đảo chính" của phe nhóm Gulen.
Trước dó, vào ngày 14 tháng 6, một thành viên cao cấp khác của CHP là ông Enis Berberoglu cũng đă chính thức bị kết án tù 25 năm v́ đă bị chính quyền của ông Erdogan cáo buộc là cung cấp các "thông tin bí mật" cho các phương tiện truyền thông.
Ông Erdem đă bị giam giữ ở Thổ Nhĩ Kỳ và nếu các công tố viên chứng minh là có tội, ông này sẽ phải đối mặt với mức án 22 năm tù giam.
Một thành viên cao cấp khác của CHP là ông Baris Yarkadas lưu ư rằng, vụ bắt giữ Erdem là một phần của những nỗ lực liên tục của Erdogan và đảng APK của ông nhằm gán tội cho các đảng phái đối lập là có liên quan đến “chủ nghĩa khủng bố quốc tế”, từ đó tiêu diệt sức mạnh của giới chính trị đối lập, độc chiếm quyền lực ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau cuộc đảo chính diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16 tháng 7 năm 2016, chính quyền Ankara đă bắt giữ hơn 50.000 quân nhân, nhà hoạt động, quan chức, nhà báo, cũng như các nhân viên pháp lư và giáo dục; tổng cộng ông Erdogan cũng đă miễn nhiệm hơn 140.000 quan chức các cấp về mối liên hệ với giáo sĩ lưu vong Fethullah Gulen, bị chính quyền Ankara cáo buộc đứng sau vụ đảo chính quân sự.
Chính Gulen, người hiện đang sinh sống lưu vong ở Mỹ từ năm 1999, đă nhiều lần bác bỏ tất cả các cáo buộc của Ankara về việc âm mưu lật đổ chính quyền của ông Erdogan, c̣n Washington cũng phủ nhận sự dính líu của ḿnh vào cuộc đảo chính bất thành này.
Therealrtz © VietBF