Việc tiếp tục trừng phạt Triều Tiên sẽ giúp "trấn an" hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các lệnh trừng phạt sẽ được duy tŕ cho tới Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Tuyên bố này được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra vào 8/7 trong chặng dừng chân tiếp theo tại Tokyo, Nhật Bản sau 2 ngày thảo luận căng thẳng với Triều Tiên.
Từ trái qua: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha. Ảnh: Bloomberg.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha tại Tokyo, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố, dù cảm thấy được khích lệ trước những tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán, nhưng bản thân những bước tiến này không thể là lư do để nới lỏng cơ chế trừng phạt hiện nay.
Ông Pompeo đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát hoàn thành tiến tŕnh phi hạt nhân hóa. Đối với Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, đây là "một tiến tŕnh phi hạt nhân hóa theo nghĩa rộng", bao gồm tất cả các loại vũ khí và theo ông, phía Triều Tiên hiểu rơ điều này, cũng như không hề phản đối.
“Chúng tôi đă đề cập một loạt vấn đề với phía Triều Tiên, liên quan đến chương tŕnh hạt nhân, vấn đề bắt cóc và tất cả những vấn đề quan trọng đối với Mỹ, Nhật Bản, cũng như thế giới. Nhưng trước tiên hăy để tôi nói rơ, Triều Tiên đă tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Chúng tôi đă thảo luận chi tiết về các bước đi tiếp theo, hướng tới một quá tŕnh phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng”, ông Pompeo nói
Việc người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ tới thủ đô Tokyo ngay sau chuyến thăm Triều Tiên và có cuộc gặp với những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă nhận được sự đánh giá cao của các đồng minh chính của Mỹ tại châu Á.
Trước đó, đầu giờ sáng 8/7, trên trang mạng cá nhân Twitter, ông Pompeo viết: “Một cuộc họp mang tính xây dựng với Ngoại trưởng Nhật Bản vào sáng nay nhằm thảo luận về liên minh Mỹ- Nhật, nền tảng của sự ổn định khu vực và duy tŕ sức ép tối đa với Triều Tiên”.
Cần phải nhắc lại là cho tới trước chuyến đi này, những đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn c̣n khá hoài nghi trước những động thái của Mỹ thời gian gần đây, nhất là trước việc nước này đột ngột tuyên bố tạm ngừng cuộc tập trân quân sự hàng năm với Hàn Quốc.
Giới chức Nhật Bản và Hàn Quốc thậm chí c̣n nghi ngờ Mỹ có thể bỏ qua quyền lợi của các đồng minh. Như một sự đảm bảo cho những lo ngại của Nhật Bản và Hàn Quốc, tại cuộc gặp 3 bên ngày hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ khẳng định tiến tŕnh phi hạt nhân đă đạt được những tiến triển nhất định, đồng thời cho biết thêm đă đề cập tới vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc từ những năm 1970, một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Nhật Bản hiện nay.
Được coi là đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong vấn đề Triều Tiên, ông Mike Pompeo trước đó đă có cuộc thảo luận dài với các quan chức Triều Tiên tại B́nh Nhưỡng, trong nỗ lực cụ thể hóa thỏa thuận đạt được hôm 12/6 giữa Tổng thống Donald Trump và Nhà lănh đạo Kim Jong-un tại Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử ở Singapore.
Tuy nhiên, trong khi ông Pompeo vừa rời Triều Tiên với tuyên bố các cuộc thảo luận “rất hữu ích”, th́ Bộ Ngoại giao Triều Tiên đă ngay lập tức chỉ trích thái độ mà nước này cho là “cực kỳ đáng tiếc” của Mỹ, đồng thời cáo buộc Mỹ vi phạm tinh thần của thỏa thuận đạt được tại Singapore.
Phản ứng trước những tuyên bố của phía Triều Tiên, các nhà ngoại giao Mỹ cho rằng, đây là một chiến thuật đàm phán của Triều Tiên, hoàn toàn trái ngược với những ǵ đă cho thấy tại B́nh Nhưỡng.
Theo Ngoại trưởng Mike Pompeo, hai bên đă thảo luận về những ǵ Triều Tiên tiếp tục làm và làm thế nào để đạt được những ǵ mà hai nhà lănh đạo Mỹ và Triều Tiên đă nhất trí, cụ thể là phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên. Theo ông, không ai phủ nhận mục tiêu này và đây vẫn là một cam kết chung. Nhà lănh đạo Triều Tiên tin tưởng vào điều này và ông cũng đă thông báo với Tổng thống Donald Trump về kết quả cuộc gặp.
VietBF © Sưu tầm