Mỹ- Nga quyết định cuộc gặp thượng đỉnh tại Phần Lan. Đây là dịp hai nước có thể giải quyết bất đồng. Tổng thống Nga Putin đang rất kỳ vọng vào cuộc gặp với Tổng thống Mỹ.
"Chúng tôi không công nhận việc Nga sáp nhập Crimea. Chúng tôi chấp nhận có ư kiến bất đồng và sẽ duy tŕ các biện pháp trừng phạt đối với Nga cho tới khi họ trao trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine", AFP dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders ngày 2/7.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục trừng phạt cho tới khi Nga trao trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ nhượng bộ về vấn đề Crimea trong cuộc gặp chính thức đầu tiên với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Phần Lan vào giữa tháng 7.
Hội nghị Thượng đỉnh sắp diễn ra giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nhận được sự chú ư của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên những ǵ các bên mang ra thảo luận trên bàn đàm phán lại là vấn đề được giới phân tích quan tâm hơn cả.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ thảo luận nhiều vấn đề trong cuộc gặp với ông Putin, như vấn đề Syria, Ukraine hay cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ. Nhà lănh đạo Mỹ cũng không loại trừ khả năng sẽ công nhận Crimea là của Nga. "Quư vị hăy chờ xem", ông Trump nói với các phóng viên.
Phản ứng trước động thái này, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố vấn đề công nhận Crimea là lănh thổ của Nga không thể đưa vào chương tŕnh nghị sự của các cuộc đàm phán quốc tế,
"Tổng thống Nga đă tuyên bố và giải thích nhiều lần cho các đối tác rằng một vấn đề như vấn đề Crimea không thể và sẽ không bao giờ nằm trong chương tŕnh nghị sự đàm phán quốc tế bởi Crimea là một phần của Nga", ông Peskov nhấn mạnh.
Cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 16/7 tại thủ đô Helsinki, Phần Lan.
Theo kế hoạch, ông Trump sẽ gặp ông Putin vào ngày 16/7 tới tại thủ đô Helsinki của Phần Lan. Cuộc gặp theo thông báo của Nhà Trắng là cơ hội giảm căng thẳng ngoại giao, khôi phục quan hệ và giải quyết nhiều vấn đề quốc tế. Dẫu vậy các nhà quan sát vẫn tỏ ra hoài nghi liệu hội nghị lần này có mang lại những kết quả thực tế và khả quan hay không.
Crimea được sáp nhập vào Nga sau chiến dịch quân sự thần tốc của Moscow và một cuộc trưng cầu dân ư tại đây hồi đầu năm 2014. Trong khi đó, các nước phương Tây vẫn xem Crimea là lănh thổ của Ukraine. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây, đồng thời kéo theo một loạt các lệnh trừng phạt dành cho Moscow.
Lănh đạo nước Nga đă nhiều lần tuyên bố rằng người dân Crimea đă bỏ phiếu quay về sát nhập với Nga bằng con đường dân chủ, hoàn toàn phù hợp với quyền quốc tế và Hiến chương LHQ.