Rủi ro mà trái đất sẽ phải đối mặt đó chính là sự tấn công của các thiên thạch. Tuy rằng khả năng này là rất thấp để có thể xảy ra xong việc pḥng bị là điều không bao giờ thừa. Chính v́ vậy mà NASA đă lựa chọn công nghệ hạt nhân để giải quyết các mối đe dọa này.
Có tổng cộng 3 phương án có thể được dùng tới tùy thuộc vào kích thước của tiểu hành tinh và thời gian mà chúng ta có kể từ lúc phát hiện cho đến khi va chạm xảy ra. Kỹ thuật đầu tiên được gọi là “máy kéo trọng lực” - một con tàu vũ trụ cỡ lớn tiếp cận thiên thạch đủ gần để lực hấp dẫn của nó có thể kéo tiểu hành tinh này ra khỏi quỹ đạo ban đầu. Phương án thứ 2 được gọi là “va chạm động lực” , nghĩa là dùng một tàu vũ trụ để đâm trực tiếp vào thiên thạch nhằm thay đổi tốc độ và quỹ đạo của nó. Dự kiến giải pháp này sẽ được NASA thử nghiệm vào giữa năm 2021.
Phương án cuối cùng là dùng thiết bị hạt nhân để làm chệnh hướng hoặc bắn tiểu hành tinh ra thành từng mảnh nhỏ, đủ để nó bốc cháy khi xâm nhập vào bầu khí quyển Trái Đất. Được biết, NASA hiện đang hợp tác với Cơ Quan Cứu Trợ Khẩn Cấp Hoa Kỳ (Cơ Quan Cứu Trợ Khẩn Cấp) để chuẩn bị các phương án ứng phó cho t́nh huống khẩn cấp khi một thiên thạch được dự báo có nguy cơ đâm vào hành tinh chúng ta.
Cơ quan Vũ trụ Mỹ cũng làm việc với các đài quan sát trên toàn thế giới nhằm theo dơi và phát hiện sớm các thiên thể có quỹ đạo gần Trái Đất. Mọi thông tin thu thập được đều được gửi về mạng lưới cảnh báo tiểu hành tinh quốc tế và Văn pḥng về Hoạt động Vũ trụ Liên Hiệp Quốc (United Nations Office for Outer Space Affairs), giúp đưa ra thông báo sớm nhất cho các quốc gia khi Trái Đất sắp xảy ra va chạm với thiên thạch.
Qua internet, thông tin về việc phát hiện thấy một tiểu hành tinh có thể là mối đe dọa sẽ ngay lập tức được loan đi, theo Lindley Johnson đang làm việc tại Văn pḥng hợp tác Bảo vệ hành tinh thuộc NASA.
|