Nhìn ngay xuống bàn chân soi dấu hiệu bệnh tật "cư trú" trong người. Đây có thể là dấu hiệu sớm của nhiều bệnh tật. Đừng xem thường những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sức khỏe dưới đây.
1. Lông chân biến mất
Hầu hết chúng ta đều có một vài sợi lông mọc trên các ngón chân bất kể là giới tính nào. Tuy nhiên, nếu như bỗng nhiên gần đây bạn nhận thấy những sợi lông chân này đột nhiên biến mất, đây có thể là dấu hiệu nghiêm trọng về lưu thông máu.
Hiện tượng này thường được gây ra bởi một loại bệnh tim mạch như xơ cứng động mạch gây tắc nghẽn mạch máu, từ đó khiến trái tim không bơm máu đủ để cung cấp cho tất cả các cơ quan trong cơ thể bạn. Khi đó, trái tim sẽ tự đi vào trạng thái phục hồi và ưu tiên phân phối máu đến các cơ quan quan trọng hơn, chân và tay sẽ là các bộ phận bị giảm nguồn cấp máu.
2. Móng chân trũng xuống, lồi lõm bất thường
Hiện tượng này còn được gọi là Koilonychia. Bệnh có thể khiến cho móng tay, chân bị mỏng bất thường, trở nên lồ lõm hoặc lõm xuống, trông như hình cái muỗng.
Tình trạng này có thể liên quan đến thiếu sắt, hay còn gọi là thiếu máu. Thiếu sắt không được điều trị kịp thời có thể gây ra một loạt vấn đề sức khỏe kèm theo như mệt mỏi, da nhợt nhạt, khó thở và đau ngực, chóng mặt...
3. Vết thương lâu lành
Nếu bạn có một vết loét xuất hiện ở bà chân nhưng vết thương phải mất một thời gian dài để hồi phục hoặc vĩnh viễn không lành lại, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Loại vết thương này còn gọi là vết loét tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao và mức chất béo cao như chất béo trung tính có thể làm hỏng dây thần kinh của bạn. Chính điều này ngăn cản cơ thể khó chữa lành vết thương, đặc biệt là ở chân.
4. Chân lạnh
Mặc dù chân lạnh là hiện tượng rất phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải, nhưng nếu tình trạng này kéo dài và bạn không rõ lý do là gì, đây có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng tuyến giáp.
5. Móng chân vàng, dễ gãy
Móng chân vàng, bì dày và dễ gãy hơn so với bình thường là dấu hiệu nhiễm nấm. Vệ sinh kém là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này. Ngoài ra, nó còn bắt nguồn từ thói quen đi giày bít quá lâu, mang tất ướt...
6. Tê chân
Bệnh lý thần kinh là một trong những biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường. Dây thần kinh có trách nhiệm truyền tín hiệu giữa não và các bộ phận cơ thể, kích hoạt các giác quan. Do đó, nếu các dây thần kinh bị hư hại, chúng có thể gây ra một số vấn đề ở một số bộ phận cơ thể như tê bì chân.
7. Đau khớp bàn chân
Đau khớp chân, còn được gọi là viêm khớp dạng thấp, là một tình trạng mà hệ thống miễn dịch tấn công nhầm mô trong cơ thể. Triệu chứng này thường ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của khớp, gây sưng đau đớn mà cuối cùng có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp.
8. Hình dạng móng chân thay đổi
Những thay đổi này có thể là tăng độ tròn của móng tay, hình móng tay bị lồi lên. Điều này có thể xuất phát từ sự thay đổi một số thành phần trong máu hoặc các điều kiện liên quan đến phổi và hệ thống hô hấp như ung thư phổi, xơ nang, xơ hóa phổi, giãn phế quản...
9. Thay đổi màu móng chân
Bệnh Raynaud có thể khiến cho các chi trên cơ thể như ngón tay, ngón chân thay đổi màu sắc và tê bì khi tiếp xúc với nhiệt độ hoặc căng thẳng.
10. Ngón chân bị tõe ra biến dạng bất thường
Nếu bất ngờ có những cơn đau đột ngột và nghiêm trọng ở ngón chân, khiến cho các ngón chân đau, biến dạng theo thời gian, đây có thể là dấu hiệu của bệnh gút.
Khi bạn mắc bệnh gút, cơ thể bạn có nồng độ acid uric cao hơn bình thường, các chất này tích tụ quanh khớp và hình thành các tinh thể uric gây đau, biến dạng khớp ngón chân.