Trong "Tam Quốc diễn nghĩa" Quan Vũ là nhân vật chủ yếu được xây dựng về sự nghiệp quân sự chứ ít đề cập tới t́nh cảm riêng tư. Ông cũng đă si mê một mỹ nhân. Nhưng ông đă bị Tào Tháo hớt tay trên.
Tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa" từng có đoạn đề cập, Tào Tháo cố t́nh để Quan Vũ ở cùng pḥng với hai chị dâu. Nhưng Quan Vũ chỉ đứng ở bên ngoài canh cửa suốt cả đêm.
Lần khác, Tào Tháo lại tặng Quan Vân Trường không ít người đẹp để hầu hạ, ông cũng chẳng mảy may rung động, điều tất cả những cô gái ấy vào trong pḥng để chăm lo chị dâu.
V́ thế, trong con mắt của người đời sau, Quan Vân Trường hiện lên với h́nh ảnh một vị Vơ Thánh không tham vinh hoa phú quư, cũng chẳng hề đam mê nữ sắc.
Nhưng có một sự thực ít ai biết, đó là Quan Vũ cũng từng rung động với duy nhất một người phụ nữ. Hơn nữa, thân thế của mỹ nữ được Quan Công phải ḷng ấy lại khiến hậu thế phải bất ngờ.
Quan Vân Trường và giai thoại thẳng tay hạ sát đệ nhất mỹ nữ Tam Quốc
H́nh tượng của Quan Vân Trường trong mắt hậu thế là một vị vơ tướng không màng nữ sắc. (Tranh minh họa).
Nhắc tới những đại mỹ nữ thời Tam Quốc, người đời sẽ nghĩ ngay tới những cái tên như Đại Kiều, Tiểu Kiều, Chân Lạc… Trong số đó, người được mệnh danh là "đệ nhất mỹ nữ" thời bấy giờ không ai khác chính là Điêu Thuyền.
Thế nhưng, ngay tới mỹ nữ khuynh quốc khuynh thành ấy cũng không phải là người có thể làm cho Quan Vũ động ḷng dù chỉ một lần.
Có giai thoại truyền lại rằng, năm xưa Tào Tháo từng đem Điêu Thuyền tặng cho Quan Vũ. Âm mưu của Tào là muốn dùng nữ sắc để lôi kéo vị vơ tướng dũng mănh ấy theo phe ḿnh. Nhưng Quan chẳng hề mảy may, một đao rút ra chém Điêu Thuyền để không bị khống chế.
Vở hí khúc "Trảm Điêu" phổ biến thời nhà Thanh từng kể lại, sau khi giết Lữ Bố, bắt được Điêu Thuyền, chính Trương Phi là người đem nàng tặng lại cho Quan Vũ.
Bấy giờ, Quan Vũ đọc "Xuân Thu" thấy rằng, từ xưa đến nay mỹ nữ đều là cái hoại hồng nhan, hại người hại nước. Ông cũng chính mắt nh́n thấy cha con Đổng Trác đều v́ Điêu Thuyền mà bỏ ḿnh, liền quyết ư hạ sát mỹ nữ ấy.
Ngay cả khi được dâng tặng "đệ nhất mỹ nữ Tam Quốc" là Điêu Thuyền, Quan Vũ vẫn chẳng hề rung động. (Ảnh minh họa).
Cũng có giả thuyết cho rằng, sau khi bắt được Điêu Thuyền, Lưu Bị thấy nàng đẹp như hoa như ngọc nên có ư định muốn nạp nàng làm thiếp. Ngay tới kẻ măng phu như Trương Phi cũng không khỏi mê mẩn trước mỹ nữ ấy.
Lưu Bị biết nhị đệ không ham mê nữ sắc, mới đem Điêu Thuyền tặng cho Quan Vũ. Quan Vân Trường cho rằng Điêu Thuyền là nguồn cơn của mọi tai họa, giữ lại chỉ khiến huynh đệ ganh ghét, ảnh hưởng tới cơ nghiệp nhà Hán. V́ thế, Quan Vũ ban đầu giả vờ thu nhận, nhưng từ sớm đă có ư định trừ khử mỹ nữ họ Điêu.
Lại nói, sau khi Quan Vũ nh́n thấy Điêu Thuyền, thấy nàng xinh đẹp tuyệt trần, ngay tới cái bóng trên mặt đất cũng khiến người khác xiêu ḷng, liền có chút không nỡ ra tay. Nhưng lư trí đă thắng t́nh cảm, Quan Vũ quyết tâm một đao chém xuống, lấy mạng mỹ nhân.
Cả ba giả thuyết trên đều khiến hậu thế càng thêm phần tin tưởng rằng Quan Vũ chẳng động ḷng trước nữ sắc, v́ ngay tới đệ nhất mỹ nữ Tam Quốc cũng chẳng khiến ông mảy may rung động.
Thân thế khó tin của mỹ nhân duy nhất làm Quan Vũ rung động
Tương truyền rằng, năm xưa ư tưởng của La Quán Trung khi xây dựng nhân vật Quan Vũ cũng không giống với h́nh tượng trong bản "Tam Quốc diễn nghĩa" được lưu truyền ngày nay.
Nhớ năm xưa khi Quan Vũ ở Tào Doanh, Tào Tháo đă cố tính cho ông và hai chị dâu ở chung một pḥng, c̣n cố t́nh chỉ để lại đúng một cây nến.
Xây dựng chi tiết như vậy, La Quán Trung vốn có ư định viết một số chuyện phong lưu của Quan Vũ. Nhưng không ngờ mới viết tới đó, Quan Công đă hiển linh trước mặt ông và hét lớn:
"Hạ thủ lưu t́nh! Ta b́nh sinh không gần nữ sắc, cả đời thanh bạch, ngươi sao có thể tùy ư bịa đặt những câu chuyện làm vấy bẩn thanh danh của ta?"
Bấy giờ, Quan Vũ tức giận giương đao chém ngọn nến ở trên bàn thành hai khúc rồi biến mất. La Quán Trung bất đắc dĩ chỉ đành viết tới đó th́ dừng.
Cũng bởi vậy mà trong "Tam Quốc diễn nghĩa" rất hạn chế đề cập tới đời tư và chuyện t́nh cảm của Quan Vân Trường và câu chuyện về lần rung động duy nhất của Quan Công được ghi lại trong "Tam Quốc chí".
Khi Tào Tháo cùng Lưu Bị bao vây tiến đánh Hạ B́, Lữ Bố phái thuộc hạ Tần Nghi Lộc đi cầu cứu Viên Thuật. Viên tướng họ Tần lập tức nhận mệnh lên đường, bỏ lại người vợ Đỗ thị trong thành.
Viên Thuật có ư giữ Tần Nghi Lộc lại phe ḿnh và cho ông cưới vợ nhà Hán. Quan Vũ biết chuyện, nhiều lần thỉnh cầu Tào Tháo sau khi đánh hạ thành tŕ th́ ban Đỗ thị cho ḿnh.
Nhưng điều khiến người đời không khỏi thắc mắc nằm ở chỗ, v́ sao Quan Vũ không vừa mắt Điêu Thuyền mà lại để mắt đến Đỗ Thị?
Vốn dĩ Đỗ thị là phu nhân nhà họ Tần, nổi tiếng xinh đẹp. Tào Tháo lúc đầu đáp ứng yêu cầu của Quan Vũ, nhưng tới khi tận mắt nh́n thấy mỹ nhân họ Đỗ th́ đem ḷng say đắm, t́m cách chiếm đoạt nàng.
Tào Tháo vốn nổi tiếng háo sắc, từng chiếm đoạt mẹ của Hà An, con dâu của Hà Tiến, thím của Trương Tú...
Và lần này, phu nhân Đỗ thị cũng được đưa vào hậu cung Tào Ngụy. Ngay tới con trai của Tần Nghi Lộc và nàng cũng được Tào thu nhận làm con nuôi.
Khi đó, nhóm người của Quan Vũ, Lưu Bị vẫn chưa đứng vững, nên vị tướng họ Quan vốn không thể tranh giành cùng Tào Tháo, chỉ đành trơ mắt nh́n người ḿnh yêu bị đoạt mất. Thế nhưng, cũng kể từ đó, mối quan hệ của Quan Vũ – Tào Tháo đă bắt đầu rạn nứt.
Câu chuyện ấy được ghi lại trong "Tam Quốc Chí". Điều này cũng cho thấy, Quan Vũ vốn không phải là người háo sắc, nhưng cũng từng có một lần rung động.
Mỹ nhân duy nhất từng khiến Quan Vũ rung động lại là người phụ nữ đă có gia đ́nh và c̣n bị Tào Tháo "hớt tay trên". (Ảnh minh họa).
Người đời sau không nhắc tới chuyện t́nh cảm của Quan Vũ chủ yếu xuất phát từ sự kính trọng và tôn thờ đối với ông.
Thế nhưng "Tam Quốc diễn nghĩa" lại hoàn toàn không nhắc tới bất kỳ giai thoại t́nh cảm nào của Quan Công lại là v́ nguyên nhân khác.
Bởi lẽ, tác phẩm ấy chủ yếu viết về những tranh đấu chính trị - quân sự dưới thời Tam Quốc. Tuy rằng có đề cập tới một ít chuyện phong lưu của Lữ Bố - Điêu Thuyền, Lưu Bị - Tôn thị… Nhưng cũng bởi đó là t́nh tiết quan trọng dẫn đến sự thành bại của các phe phái chính trị nên không thể không viết.
C̣n đối với Quan Vũ, tác giả La Quán Trung lựa chọn không đề cập tới giai thoại của ông và Đỗ thị v́ cho rằng nếu viết ra sẽ ảnh hưởng tới h́nh tượng nhân vật, đồng thời làm loăng chủ đề của tác phẩm.
Cũng chính v́ vậy, mà h́nh ảnh Quan Vũ trong "Tam Quốc diễn nghĩa" và các tác phẩm nghệ thuật khác đều được xây dựng là một bậc anh hùng không màng nữ sắc.
Dù vậy, cổ nhân có câu "anh hùng khó qua ải mỹ nhân". V́ thế giai thoại về t́nh cảm nam nữ của Quan Vũ vốn không hề làm ông mất đi h́nh tượng anh dũng, mà khiến nhân vật ấy càng thêm gần gũi, chân thực.