Không có ai có thể thiếu nước mà vẫn sống khỏe mạnh bởi nước là cội nguồi của sự sống và duy trì sự sống của con người. Vậy nước có tác dụng như thế nào đối với cơ thể và khi nào thì ta nên uống nước để tốt cho sức khỏe nhất? Chúng ta hãy tìm hiểu bởi có những thời điểm chỉ cần uống nước là cứu sống được chính mình.
1. Giúp tiêu hóa
Khi thức ăn vào miệng, thông qua hoạt động nhai và dịch nước bọt bôi trơn thức ăn sẽ đi từ thực quản đến dạ dày hoàn thành quá trình tiêu hóa và được hấp thụ.
Suốt cả quá trình này đều cần sự góp mặt của nước để gia tăng tốc độ hòa tan của dịch thể đối với thành phần chất dinh dưỡng.
2. Bài tiết chất thải
Chất dinh dưỡng của thực phẩm sau khi được tiêu hóa, hấp thụ còn lại là các chất cặn bã sẽ thông qua con đường ra mồ hôi, hô hấp và bài tiết để được đào thải ra ngoài cơ thể. Tất cả các cách đào thải này muốn diễn ra suôn sẻ đều cần đến sự giúp đỡ của nước.
3. Bôi trơn khớp xương
Giữa các khớp xương trong cơ thể cần có dịch bôi trơn để tránh gây tổn thương giữa các xương khi ma sát mà nước chính là nguồn gốc của dịch bôi trơn.
4. Cân bằng nhiệt độ cơ thể
Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể, để duy trì nhiệt độ cơ thể giúp bảo đảm hoạt động sinh lý bình thường, lúc này nước trong cơ thể sẽ được giữ lại do lỗ chân lông thu nhỏ nên làm giảm thoát hơi nước.
Khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể, nước sẽ thông qua lỗ thở mao mạch đang nở rộng để thoát ra ngoài giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Cơ thể thông qua việc phân tán của nước để bảo đảm chức năng sinh tồn.
5. Bảo vệ tế bào
Nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào, duy trì trạng thái bình thường của tế bào, giúp da căng bóng và có tính đàn hồi.
6. Cân bằng máu
Nước giúp cải thiện việc tuần hoàn máu, dịch mô, hỗ trợ cân bằng độ nhớt và độ pH.
5 thời điểm uống nước tốt nhất cho sức khỏe
1. Uống một cốc nước vào sáng sớm sau khi ngủ dậy
Thời điểm này, uống một cốc nước có thể làm thay đổi tình trạng sức khỏe của cơ thể bạn. Buổi sáng là thời điểm huyết áp sinh lý tăng lên ở mức cao, hoạt động của các tiểu cầu gia tăng, dẫn đến dễ hình thành nên các cục máu đông.
Trong quá trình đó, những mảng mỡ tích tụ hàng ngày bám trong thành mạch máu cũng rơi ra.
Không những thế, sau một đêm ngủ dài, cơ thể bị mất nước, bài tiết qua nước tiểu, nước thoát qua da, qua đường hô hấp sẽ khiến cho lượng thủy phân trong cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng.
Khi đó, lượng máu có thể sẽ càng cô đặc thêm làm cho tỉ lệ nhớt máu tăng cao, hình thành hiện tượng máu đông vón cục.
Người bị bệnh tim mạch rất dễ gặp trạng thái nguy hiểm, vì thế, cốc nước này sẽ được xem là vị “cứu tinh” để làm mềm các huyết mạch, giúp bạn vượt qua cơn nhồi máu cơ tim một cách dễ dàng.
2. Uống một cốc nước trước khi đi ngủ 30 phút
Cũng giống như buổi sáng sớm, vào buổi đêm trong giấc ngủ, là thời điểm máu lưu thông chậm hơn, yếu hơn ban ngày. Do đó, nếu độ dính nhớt của huyết dịch tăng cao, chúng sẽ tích tụ lại bám vào thành mạch máu, đông cứng và vón cục nhiều hơn.
Để tránh sự mất an toàn trong khi ngủ, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cốc nước “thần kỳ” này sẽ giúp bạn làm loãng nhớt máu, giảm máu đông, ngăn ngừa máu vón cục, tạo thuận lợi cho mạch máu hoạt động ổn định.
3. Nửa đêm thức giấc, hãy uống ngay một cốc nước
Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh về não đa phần đều xuất hiện vào khoảng 2 giờ sáng. Đặc biệt vào mùa hè, được xem là thời gian “cao điểm” xuất hiện các chứng nhồi máu cơ tim và tim mạch nói chung.
Do thời tiết nóng nực, nhiệt độ cao, cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước, thậm chí nhiều người bị tiêu chảy hoặc xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn ọe hoặc lợm giọng.
Để phòng và điều trị các bệnh về tim mạch, uống một một cốc nước vào 3 thời điểm trên sẽ có những tác động và ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe.
Đó cũng là 3 thời điểm “vàng” giúp bạn “cứu nguy” nếu xảy ra tình huống bất ngờ không mong muốn đối với người có nguy cơ bệnh tim.
4. Trước khi ăn nhẹ hoặc ăn vặt
Khi bạn uống một cốc nước trước khi nhai đồ ăn nhẹ hoặc cùng với đồ ăn nhẹ, nó sẽ giúp ngăn chặn sự thèm ăn và giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
5. Khi bạn bị bệnh
So với những ngày bình thường, uống nhiều nước dưới dạng nước trái cây khi bạn bị ốm là rất cần thiết. Điều này giúp giữ cho cơ thể ngậm nước và ngăn ngừa mất nước. Đồng thời cũng giúp bạn tránh xa vi khuẩn và virus.
VietBF © sưu tập