Tướng Trung Quốc đă phản ứng gay gắt khi bị ông Mattis chỉ trích về các hành động quân sự hóa trên Biển Đông.
Tướng Hà Lôi của Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2018
Cuộc khẩu chiến nổ ra giữa hai tướng Mỹ và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La cho thấy nước này đưa ra những yêu sách phi lư. Chính v́ thế, Trung Quốc đă rơi vào thế cô lập giữa những tiếng nói về an ninh khu vực.
Sau khi bị Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis chỉ trích về các hành động quân sự hóa trên Biển Đông, Trung tướng Hà Lôi, Phó Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, dẫn đầu đoàn đại biểu nước này tới diễn đàn Shangri-La, tuyên bố chính Mỹ mới là bên quân sự hóa Biển Đông bằng cách điều tàu chiến thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải.
Tướng Hà Lôi cho rằng việc triển khai binh sĩ và vũ khí trên các đảo ở Biển Đông là cái gọi là“nằm trong quyền chủ quyền của Trung Quốc và được luật pháp quốc tế cho phép”.
Tướng Hà thậm chí c̣n so sánh việc đưa quân tới các tiền đồn trên Biển Đông cũng giống như việc Trung Quốc triển khai lực lượng đồn trú sau khi tiếp quản Hong Kong năm 1997, nhằm thể hiện cái gọi là “chủ quyền” trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis
Theo các chuyên gia phân tích quốc tế, đây là lần đầu tiên Trung Quốc “lộ liễu” thừa nhận kế hoạch triển khai lực lượng, khí tài tới các đảo tự nhiên và nhân tạo bồi đắp phi pháp thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tuyên bố này của Tướng Hà đi ngược lại cam kết của Chủ tịch Tập Cận B́nh đưa ra năm 2015 rằng Bắc Kinh không có kế hoạch lập các căn cứ quân sự ở Biển Đông.
Cũng tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc pḥng Anh và Pháp tuyên bố sẽ đưa tàu chiến vào Biển Đông để “thách thức” sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở khu vực.
Theo Bộ trưởng Quốc Pḥng Pháp Florence Parly, một nhóm chuyên trách về hàng hải Pháp cùng với trực thăng và tàu Anh sẽ tới thăm Singapore vào tuần tới, sau đó cả 2 bên sẽ tiến vào “một số khu vực nhất định” trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc pḥng Anh Gavin Williamson cũng cho biết sẽ cử 3 tàu chiến tới Biển Đông trong năm nay để chống lại ảnh hưởng xấu và duy tŕ trật tự luật lệ trong khu vực.
Động thái này của Anh và Pháp được đưa ra sau khi Lầu Năm Góc đă cử hai tàu tuần dương được trang bị tên lửa Higgins và Antietam tiến gần tới các đảo thuộc quân đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) hồi cuối tháng trước nhằm thực thị “quyền tự do hàng hải” trên Biển Đông.
VietBF © Sưu tầm