Vietbf.com - Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump có thái độ thay đổi liên tục đang tạo lợi thế cho chế độ B́nh Nhưỡng, đồng thời càng khẳng định quyết tâm của tổng thống Hàn Quốc duy tŕ đàm phán với Bắc Triều Tiên, v́ cơ hội duy nhất mang lại ḥa b́nh cho bán đảo, sau khi ông Donald Trump bất ngờ thông báo hủy thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un, mà trong ṿng chưa đầy 24 giờ sau, ông lại đề cập đến khả năng duy tŕ thượng đỉnh như kế hoạch ban đầu.
Lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bất ngờ gặp nhau tại Bàn Môn Điếm sau thông báo hủy thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên của TT. Donald Trump.The Presidential Blue House /Handout via REUTERS
Trong hai ngày 24 và 25/05/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục làm thế giới « giật ḿnh » và làm cho đồng minh là Hàn Quốc ngỡ ngàng. Ngay sau khi có bức thư của Donald Trump gửi Kim Jong Un, thông báo hủy cuộc gặp thượng đỉnh, tổng thống Moon Jae-In ngay trong đêm 24/05 đă phải triệu tập cuộc họp bất thường, t́m giải pháp đối phó với t́nh huống không ngờ tới này.
Bất chấp tuyên bố của Donald Trump vào ngày hôm sau, 25/05, về khả năng duy tŕ thượng đỉnh Singapore, không khí ngờ vực về việc tổ chức sự kiện lịch sử này vẫn ngự trị. Trả lời báo Pháp Le Monde, ông Antoine Bondaz, chuyên gia Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược, giáo sư đại học Khoa Học Chính Trị (Sciences Po), cho rằng vẫn có hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra chừng nào cả Kim Jong Un và Donald Trump đều thấy có lợi ích khi tiến hành đối thoại với nhau.
« Về phía Bắc Triều Tiên, tiếp tục theo đuổi đàm phán là quan trọng. Điều đó cho phép chế độ B́nh Nhưỡng giảm bớt áp lực quân sự và khả năng đánh phủ đầu của Mỹ, tránh được các biện pháp trừng phạt kinh tế mới, đồng thời điều chỉnh để nền kinh tế đất nước thích ứng với các trừng phạt hiện có, và xích lại gần hơn với các nước láng giềng Hàn Quốc và Trung Quốc sau nhiều năm căng thẳng quan hệ song phương.
Do vậy, Bắc Triều Tiên đă làm tất cả để ngay từ đầu, Donald Trump chấp nhận cuộc gặp thượng đỉnh này và sao cho các cuộc thương thuyết kéo dài. Các phát biểu hô hào hiếu chiến năm 2017 đă nhường chỗ cho những lời hứa hẹn mơ hồ về giải trừ hạt nhân « nếu như có đầy đủ các điều kiện » và các nhượng bộ chính trị có thể đảo ngược được liên tiếp được đưa ra, như thông báo tạm ngưng các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa.
Chế độ B́nh Nhưỡng cũng ư thức được rằng tổng thống Mỹ cần một thỏa thuận, nhất là từ khi ông ấy rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang đến gần, nhằm chứng minh với các cử tri của ông rằng ông có khả năng thương lượng và đạt được một thỏa thuận quan trọng.
Vấn đề là từ nhiều năm qua, Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên lại không cùng một quan điểm về nội dung cốt lơi các cuộc thương thuyết : đó là vấn đề giải trừ hạt nhân. Chế độ B́nh Nhưỡng đánh cược vào việc Donald Trump cần đúc kết nhanh chóng một thỏa thuận mang tính chính trị hơn là kỹ thuật, xem vấn đề giải trừ hạt nhân là mục tiêu dài hạn, trong khi tổng thống Mỹ có thể xem việc giải trừ hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong ngắn hạn là điều không thể thiếu. Thực tế về những bất đồng này không buông tha cả B́nh Nhưỡng lẫn Washington ».
Hủy và « không » hủy thượng đỉnh : Hoa Kỳ bế tắc chiến lược ?
« Bất ngờ » đối đáp « bất định ». Trước thái độ « sáng nắng chiều mưa » của Donald Trump, tổng thống Hàn Quốc đă có một bước đi táo bạo, khi chấp nhận lời mời gặp « đột xuất » từ phía lănh đạo Bắc Triều Tiên tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm hôm thứ Bảy 26/05, ngay sau thông báo hủy thượng đỉnh của Hoa Kỳ.
Cuộc họp được tổ chức nhanh chóng trong ṿng 24 giờ và diễn ra « âm thầm ». Trong ṿng một tháng, nguyên thủ Nam-Bắc Triều Tiên gặp nhau hai lần. Đối với giới quan sát, đây là một điều bất thường.
Trả lời phỏng vấn RFI, qua thư điện tử, ông Théo Clément, một nhà nghiên cứu về Bắc Triều Tiên viện Đông Á, trường Ecole Normale Supérieure của Lyon, từng có thời gian đến giảng dậy tại Đại học Khoa Học và Công Nghệ B́nh Nhưỡng, đưa ra một số nhận định.
Một điều bất thường đă diễn ra : Lănh đạo Bắc Triều Tiên đă đến gặp đồng nhiệm Hàn Quốc một cách âm thầm và khẩn cấp. Làm thế nào lănh đạo hai nước Triều Tiên lại có thể gặp nhau dễ dàng như vậy ? Liệu đó có là một cuộc « cách mạng » trong quan hệ Liên Triều ? Phải chăng chính thông báo hủy thượng đỉnh của ông Donald Trump đă tạo ra một hiệu ứng tức th́ mà hệ quả là cuộc gặp ngoài mong đợi của hai lănh đạo Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ?
Théo Clément : Một cuộc gặp tự phát như vậy là chưa từng có trong mối quan hệ Liên Triều, và là kết quả của hai yếu tố chính trị khác nhau : Yếu tố thứ nhất, có tính chất nội bộ, đó là thiện chí của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In muốn đối thoại với Bắc Triều Tiên. Và một cách bao quát hơn, đó là ư tưởng cho rằng thảo luận với B́nh Nhưỡng sẽ tạo thuận lợi cho việc giảm căng thẳng.
Yếu tố thứ hai, đến từ bên ngoài, là việc Donald Trump bất ngờ hủy thượng đỉnh. Điều này cùng lúc thúc đẩy cả Bắc Triều Tiên (thông qua lời thứ trưởng ngoại giao Kim Gye-gwan) và Hàn Quốc phải thể hiện sự thống nhất bề ngoài nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại và thương lượng.
Tôi không nghĩ đây là một cuộc cách mạng. Tuy nhiên, hiện nay, đó chỉ là những khuôn mẫu ngoại giao và tiến hành các cuộc thảo luận. Sắp tới sẽ là vấn đề chính, khó khăn hơn và có thể nói một cách ngắn gọn rằng Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên không chỉ có những lợi ích tương đồng.
Khi chấp nhận gặp Kim Jong Un khẩn cấp, phải chăng tổng thống Hàn Quốc muốn đưa ra một vài tín hiệu với chính quyền Donald Trump ?
Đó là một tín hiệu mạnh mẽ gửi tới Washington, cho dù rất có thể là trước đó, Seoul đă báo trước cho đồng minh Hoa Kỳ. Thông điệp này rất rơ ràng : tổng thống Moon Jae In ủng hộ và nếu cần, sẽ đồng hành hỗ trợ tiến tŕnh thương lượng. Hiện tại, chính sách ngoại giao này là một sự hỗ trợ quư báu.
Thế nhưng, Seoul không thể cùng một lúc vừa là người trung gian vừa là một bên tham gia thảo luận v́ điều này có nguy cơ gây khó hiểu về vị trí của Hàn Quốc trong hoạt động ngoại giao và làm suy yếu vị thế của Seoul trong đàm phán. Cho đến lúc này, các bên liên quan vẫn c̣n đang thảo luận về việc tạo dựng khuôn khổ đàm phán. Vả lại, nếu cuộc gặp thượng đỉnh ngày 12/06 diễn ra th́ vẫn c̣n có khả năng đó là thượng đỉnh ba bên.
Về phía B́nh Nhưỡng, họ muốn ǵ khi vẫn khẳng định muốn có cuộc họp thượng đỉnh này ?
B́nh Nhưỡng t́m cách đến dự thượng đỉnh trong thế mạnh và cho đến lúc này, họ đă rất thành công. Bắc Triều Tiên có khả năng răn đe hạt nhân hoặc gần như vậy. Trung Quốc dường như rất sẵn sàng ủng hộ Bắc Triều Tiên c̣n Hàn Quốc th́ đă nói đến chương tŕnh hỗ trợ kinh tế B́nh Nhưỡng. Nếu khai thác tốt các lá bài của ḿnh, qua việc đánh đổi phi hạt nhân hóa bán phần hoặc toàn bộ, Bắc Triều Tiên có thể gặt hái được những kết quả quan trọng, vững chắc về chính trị, ngoại giao và nhất là về kinh tế.
Tổng thống Mỹ liên tục thay đổi ư kiến những ngày gần đây sẽ có lợi cho nước nào ? Bắc Triều Tiên ? Hay là Trung Quốc ?
Khó có thể hiểu được những tập quán không hay trong ngoại giao của Hoa Kỳ. Có thể Donald Trump muốn « dập tắt » động lực thúc đẩy sự xích lại gần nhau nhằm buộc B́nh Nhưỡng phải biểu hiện mong muốn đối thoại hoặc đàm phán, và nếu như vậy th́ ông ta đă thành công cho dù cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vào ngày hôm sau, là một sự đáp trả nhanh chóng.
Nhưng cũng có thể là các cố vấn bảo thủ nhất của Donald Trump t́m cách tác động đến một vị tổng thống rơ ràng là không làm chủ được toàn bộ các yếu tố trong hồ sơ này.
Chính sách ngoại giao không có định hướng của Hoa Kỳ rất có lợi cho Bắc Triều Tiên, giúp cho nước này từng bước thể hiện là một bên đàm phán đáng tin cậy. Hàn Quốc cũng hưởng lợi một phần v́ Seoul đă thành công trong việc tự khẳng định là một trong những động lực thúc đẩy đối thoại.
Cuối cùng, Trung Quốc cũng hưởng lợi v́ có lập trường tương đối kiên định, thường xuyên đối nghịch với các chính sách bất định của Hoa Kỳ. Tập Cận B́nh đă gặp Kim Jong Un hai lần và rơ ràng là có một lỗ hổng trong việc thực hiện các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên ở vùng biên giới : dường như Trung Quốc t́m cách tận dụng các bước đi sai lầm của Mỹ để tạo ra một bối cảnh thuận lợi cho việc duy tŕ quan hệ chặt chẽ (nhưng cũng khó khăn) với B́nh Nhưỡng và tránh được sự nhích lại gần nhau quá đột ngột giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ.
Tóm lại, tiến tŕnh đàm phán này sẽ là cuộc đấu trí cam go, mà thượng đỉnh Donald Trump và Kim Jong Un tới đây tại Singapore vào ngày 12/06 (nếu có) chỉ mới khúc dạo đầu. Chỉ có « tài năng » mới đem lại « ḥa b́nh và thịnh vượng bền vững » cho Bắc Triều Tiên, như những ḍng tweet của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Và « tài năng » đó đă được thể hiện rơ qua « Tṛ chơi vờ đoạn tuyệt giữa Kim và Trump », như bài nhận định của Le Figaro (số báo ngày 26/05/2018). Bởi v́, cả Donald Trump và Kim Jong Un đều là những người khó đoán khó lường. Lănh đạo Bắc Triều Tiên cũng thích hành động đơn lẻ, bất định như tổng thống Donald Trump.
V́ cả đôi bên đều chưa bao giờ đồng thuận trên một mục tiêu duy nhất, và v́ thiếu các công tác chuẩn bị nghiêm túc, thượng đỉnh Singapore khó có thể kết thúc với một thỏa thuận phi hạt nhân bền chắc.