VBF-Trong một bài viết về những hàng giả hàng thật ở Mỹ, người Việt cung cấp các mặt hàng, nhưng không ai dại bán hàng giả. Nữ diễn viên Ngọc Quyên vừa qua đă có thương hiệu riêng, bán các mặt hàng tại shop. Theo đó có h́nh của shop Ngọc Quyên và Ngọc Quyên cũng ngồi ở đó.
Bà Christine Nguyễn, Chủ tiệm Dumond cho biết, các công ty lớn hay cho nhân viên giả làm khách đi mua hàng để phát hiện hàng giả (H́nh: Trúc Linh/Người Việt)
Trúc Linh/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Giữa Tháng Hai vừa qua, Cơ Quan Quan Thuế và Bảo Vệ Biên Giới Mỹ (CBP) ở hải cảng Los Angeles/Long Beach tịch thu 475,056 chai nước hoa giả mang các nhăn hiệu nổi tiếng. Hồi năm ngoái, CBP cũng chặn được 11 kiện hàng chứa hàng giả bên trong, với 34 nhăn hiệu nổi tiếng hàng đầu. Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu không bị bắt, số hàng giả này đi về đâu? Hỏi một số chủ tiệm trong vùng Little Saigon, ai cũng ngạc nhiên, nói rằng: “Không ai dại mà bán hàng giả!”
Theo thông cáo báo chí của CBP, nếu bán trên thị trường với giá như bán hàng thật, số nước hoa này có giá trị khoảng $31 triệu. Trong 11 kiện hàng bị chặn hồi năm ngoái, có các nhăn hiệu nổi tiếng như Giorgio Armani, Burberry, Calvin Klein, Chanel, Coach, Dior, Dolce & Gabbana, Gucci, Guess, Hugo Boss, Lacoste, Michael Kors, Ralph Lauren, Versace, Victoria Secret, Perry Ellis và nhiều nhăn hiệu khác.
Theo CBP, những món hàng này nh́n giống như hàng thật đến nỗi phải khó khăn lắm nhân viên CBP mới nh́n ra được đó là hàng giả.
‘Bán hàng giả là tội nặng’
Ở đất nước mà khi phạm luật th́ tiền phạt rất nặng, thậm chí người kinh doanh có thể phá sản, cho nên khi nghe về số lượng lớn hàng giả bị bắt lớn như thế, nhiều chủ tiệm buôn bán tỏ ra rất ngạc nhiên: ‘Không hiểu số hàng đó bán đi đâu? Ai dám bán hàng giả đó?’
Bà Christine Nguyễn, chủ tiệm Dumond Perfume trong Thương xá Phước Lộc Thọ cho biết: “Chúng tôi kinh doanh đă hơn 20 năm và hiểu rất rơ luật pháp của nước Mỹ. Mà tất cả những người làm ăn đều hiểu chứ không riêng chúng tôi. Bán hàng giả là tội nặng, khi bị phát hiện, sẽ bị cảnh sát c̣ng tay dẫn đi. Sau đó là ra ṭa nhiều lần, bị phạt rất nhiều tiền.”
Khi chúng tôi hỏi hàng hóa trong cửa hiệu mua từ đâu, bà Christine Nguyễn cho biết lấy từ nhiều nguồn. Nhiều sản phẩm nước hoa, mỹ phẩm của các thương hiệu lớn, bà mua hàng từ Macy’s rồi bán lại kiếm lời. Nhiều sản phẩm khác lấy từ các warehouses, kho hàng lớn.
Bà Christine đưa ra rất nhiều hóa đơn mua hàng cho chúng tôi xem, nói thêm: “Chúng tôi giữ hết tất cả cả hóa đơn lấy hàng, đề pḥng nhà nước kiểm tra. Ngoài chính quyền, chúng tôi c̣n phải chứng minh với cả phía quản lư của thương xá này, bởi theo hợp đồng, chúng tôi chỉ bán chủ yếu các sản phẩm của Mỹ, Pháp, Nhật… không được bán sản phẩm Hàn Quốc, để tránh ảnh hưởng đến cửa hiệu bên cạnh, họ chuyên bán sản phẩm Hàn Quốc. Các thương hiệu nước hoa, mỹ phẩm lớn, họ hay cho người đóng giả làm khách hàng đi mua. Nếu phát hiện sản phẩm giả, họ gọi cảnh sát tới ngay.”
Người mẫu Ngọc Quyên sau hơn bốn năm định cư tại Mỹ, giờ đây cô có công ty và thương hiệu mỹ phẩm riêng. (H́nh: Trúc Linh/Người Việt)
Bởi vậy, bà Christine nói, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi mua hàng ở tiệm Dumond Perfume. Ngoài ra, khách hàng c̣n có thể đem đổi, trả lại, nếu không hài ḷng về sản phẩm sau khi mở bao b́.
Hàng nhập cảng từ Việt Nam th́ sao?
Lấy hàng hóa từ các công ty Mỹ hoặc có đại diện tại Mỹ để bán lại là việc dễ dàng và người bán chỉ cần xuất tŕnh hóa đơn lấy hàng nếu các giới chức đi kiểm tra. Nhưng nếu trực tiếp nhập sản phẩm từ nước khác th́ sao?
Người mẫu Ngọc Quyên sau một thời gian mua sản phẩm của công ty khác và bán lại online, thời gian gần đây, cô mở công ty, xây dựng thương hiệu mỹ phẩm cho ḿnh.
Mỹ phẩm của công ty Ngọc Quyên sản xuất tại Việt Nam và xuất sang Mỹ. V́ xuất sang Mỹ nên tất cả các sản phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những tiêu chuẩn, điều kiện của Mỹ.
“Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ không dễ đâu, đặc biệt là với những sản phẩm liên hệ trực tiếp đến sức khỏe con người. Mặc dù họ đă kiểm tra toàn bộ các giấy tờ liên quan, giấy chứng nhận ISO, mă vạch, test các sản phẩm từ lúc đầu trước khi cho phép nhập vào Mỹ, nhưng sau đó, họ vẫn thường xuyên giữ ngẫu nhiên bất kỳ thùng hàng nào để kiểm tra các thành phần trong sản phẩm có đúng như trên bao b́ ghi không. Bởi vậy, khách hàng không phải lo lắng về phẩm chất các sản phẩm được phép nhập vào Mỹ”, Ngọc Quyên nói.
Thế có mang mỹ phẩm vào Mỹ theo kiểu “hàng xách tay” được không? Ngọc Quyên cho biết: “Mang một vài sản phẩm để sử dụng th́ được, nhưng số lượng nhiều là không được. Lúc đầu không biết, nhân dịp mẹ sang Mỹ chơi, em nhờ mẹ mang theo vài thùng mỹ phẩm. Đến phi trường Los Angeles, toàn bộ mỹ phẩm của em bị tịch thu, mất hơn $3,000 cho đợt đó”.
‘Cẩn thận với hàng kém phẩm chất’
Với nước hoa, mỹ phẩm là như vậy, c̣n những mặt hàng điện tử th́ sao? Ông Roger Nguyễn, chủ nhân cửa hàng Tektronic ở thành phố Fountain Valley cho hay: “Không thể có hàng giả, hàng xách tay hay đă qua sử dụng ở cửa hàng chúng tôi. Chúng tôi lấy hàng từ những công ty lớn. Hàng tuần, các công ty này đều có nhân viên đến xem chúng tôi bán như thế nào, cần thêm sản phẩm ǵ, hoặc xem có điều ǵ cần phản hồi không.”
Ông Roger Nguyễn, Chủ nhân cửa hàng Tektronic nói rằng không có hàng điện tử giả nhưng nếu không cẩn thận, khách có thể mua nhầm hàng kém chất lượng. (H́nh: Trúc Linh/Người Việt)
Hỏi hàng điện tử có thể làm giả được hay không, ông Roger Nguyễn cho biết, ông chưa nghe nói có hàng giả, nhưng hàng kém phẩm chất th́ có.
“Mua hàng online, khách rất dễ mua nhầm những sản phẩm kém phẩm chất. Đó có thể là các sản phẩm bị khách hàng trả lại, nhưng người bán không thể trả về nhà sản xuất v́ không phải lỗi của họ, nên người bán đem bán rẻ lại cho người khác. Tôi nghe nói, có những nhóm người chuyên đi thu mua các sản phẩm điện tử bị khách hàng trả lại ở các siêu thị, cửa hàng lớn với giá rẻ. Xong, họ đẩy lên bán online. Cho nên khi mua hàng online, khách hàng nên xem kỹ người bán là ai, sản phẩm c̣n nguyên hộp hay không?” ông Roger Nguyễn khuyên.
Bên cạnh đó, khi mua hàng điện tử, khách cũng nên xem kỹ nơi sản xuất. Điều này rất quan trọng. Ví dụ, một nồi cơm điện cùng nhăn hiệu, cùng kích cỡ nhưng giá tiền của nồi “Made in Japan” khác với “Made in China” và dĩ nhiên, phẩm chất khác nhau, ông Roger Nguyễn nói thêm.
Mặc dù rất khó để bán hàng giả tại Mỹ, nhưng với những lô hàng giả bị quan thuế Mỹ bắt giữ, th́ hàng giả vẫn hiện diện tại đất nước này. V́ vậy, để bảo vệ ḿnh, “tránh tiền mất, tật mang”, hăy cẩn thận khi mua sắm bất kể hàng ǵ, nên chọn mua ở những nơi có uy tín, tin tưởng; dù là online hay trực tiếp. (Trúc Linh)