Vẫn chỉ là những lời lên tiếng phản đối TQ khi họ thực hiện chiến lược chiếm cả biển Đông. Và lần này là Trung Quốc đưa hẳn máy bay ném bom ra Hoàng Sa mà không vấp phải sự phản đối đáng kể nào. Cứ theo đà này th́ TQ sẽ trở thành bá chủ TG là điều không xa. Không quân Trung Quốc thông báo hôm 18/5 về việc lần đầu tiên đưa các máy bay ném bom tốt nhất của nước này ra một đảo trên biển Đông. Các chuyên gia đánh giá tầm bắn của loại máy bay này có thể bao trùm toàn bộ vùng biển tranh chấp. Tài khoản mạng xă hội Weibo của Không quân Trung Quốc và tài khoản Twitter của tờ Nhân dân Nhật báo nước này đăng thông tin và đoạn clip máy bay ném bom tầm xa H-6 cất cánh và hạ cánh từ một đảo trên biển Đông.
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Washington, Mỹ, xác định nơi diễn ra cuộc tập trận này là đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.
AMTI từng mô tả vai tṛ của đảo Phú Lâm như căn cứ khởi đầu để từ đó Trung Quốc đưa các loại vũ khí tương tự xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đă xây 3 hầm chứa lớn trên 3 tiền đồn chính ở quần đảo Trường Sa (gồm Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập). Những hầm chứa này có thể tiếp nhận các loại máy bay ném bom cỡ lớn như H-6, máy bay vận tải quân sự, tuần tra và tiếp nhiên liệu.
Bán kính hoạt động của H-6 là gần 1.000 hải lư, nghĩa là toàn bộ biển Đông nằm trong tầm bao phủ của ḍng máy bay này. Gần như toàn bộ Philippines nằm trọn trong bán kính hoạt động của H-6. Phiên bản nâng cấp H-6K có tầm hoạt động lên đến 1900 hải lư, bao trùm toàn bộ Đông Nam Á nếu chúng cất cánh từ đảo Phú Lâm. Việc Trung Quốc đưa H-6 xuống 3 tiền đồn ở Trường Sa sẽ đặt cả Singapore và phần lớn lănh thổ Indonesia nằm trong tầm bắn, c̣n H-6K có thể vươn đến cả Úc hay căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam.
Cách đây không lâu, Trung Quốc đă đưa các máy bay vận tải quân sự Y-8, tên lửa hành tŕnh YJ-12B và hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9B xuống 3 tiền đồn ở Trường Sa.
Mỹ khó cản bước
“Các cuộc tập trận trên biển Đông là điều không thể tránh khỏi, dù thời gian chính xác có thể phụ thuộc vào tính toán của Trung Quốc nhằm ngăn chặn hành động phản kháng của các nước láng giềng và những chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ và các đồng minh”, CNN dẫn đánh giá của ông Derek Grossman, một nhà phân tích về quốc pḥng tại Rand Corp., một tổ chức tư vấn chính sách phi lợi nhuận của Mỹ.
Theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược (CSIS), những cuộc tập trận quanh các đảo trên biển Đông là những bước đi nhỏ nhằm từng bước thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho Trung Quốc mà không gây ra phản ứng quân sự từ Mỹ.
Lên tiếng trước bước đi vừa qua của Trung Quốc, Phát ngôn viên Lầu Năm góc Christopher Logan, nói rằng việc Trung Quốc “tiếp tục quân sự hóa các cấu trúc tranh chấp trên biển Đông sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng và gây mất ổn định khu vực”.
C̣n Philippines bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước sự hiện diện của máy bay ném bom chiến lược Trung Quốc trên biển Đông.Bộ Ngoại giao Philippines cho biết đă có “hành động ngoại giao phù hợp”, ông Harry Roque, Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, hôm qua cho biết.
Đầu tháng này, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc trên biển Đông sẽ vấp phải “những hậu quả trước mắt và lâu dài”. Nhưng các chuyên gia đánh giá Trung Quốc đă tạo dựng được vị trí rất mạnh ở vùng biển này.
Dù Hải quân Mỹ định kỳ thực hiện hoạt động khẳng định tự do hàng hải ở đây, các hoạt động triển khai lực lượng và vũ khí của Trung Quốc tiếp diễn ở biển Đông cho thấy các chiến dịch của Mỹ không có nhiều tác dụng trong việc làm chậm chân Bắc Kinh.
“Người Trung Quốc không sợ việc họ đang kích động khủng hoảng. Trung Quốc có nhiều công cụ nữa mà họ có thể dùng để chống lại các nước láng giềng trong thời b́nh và Mỹ không đủ khả năng thay đổi”, bà Glaser nói. Theo chuyên gia này, Trung Quốc có những lợi thế trong vùng tranh chấp. Chừng nào Trung Quốc tích lũy năng lực quân sự nhưng chưa sử dụng th́ chừng đó Mỹ sẽ khó dùng sức mạnh quân sự với Bắc Kinh.
Vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam
Ngày 21/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lư và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việc Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập cất, hạ cánh trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đă vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), ảnh hưởng tiêu cực đến quá tŕnh đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn trong khu vực và không có lợi cho việc duy tŕ môi trường ḥa b́nh, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động nêu trên, không được tiến hành quân sự hóa, nghiêm túc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), tạo bầu không khí thuận lợi cho việc duy tŕ môi trường ḥa b́nh, ổn định và hợp tác trong khu vực”.
|