6 thực phẩm đen tốt hơn cả nhân sâm chị em nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Đó là gà đen, đậu phộng vỏ đen, mộc nhĩ đen, táo đen, ... H́nh thức không bắt mắt, nhưng những năm gần đây, thực phẩm màu đen rất được ưa chuộng bởi dưỡng chất có trong đó.
Thực phẩm màu đen chứa sắc tố anthocyanins có công dụng làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng thực phẩm màu đen có khả năng chống oxy hóa cao hơn hẳn so với các thực phẩm cùng họ, cung cấp thêm lượng collagen dưới da, cung cấp các vitamin, chất khoáng mang lại sự tươi trẻ cho cơ thể...
Gà đen: Bổ máu
Gà ác có h́nh thức không bắt mắt, thậm chí xấu xí so với nhiều loại gà khác, nhưng lại là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng mà y học cổ truyền gọi là “ô kê nhục”. Theo nhiều nghiên cứu, thịt gà ác giàu lipit, protit và khoảng 18 loại axit amin, các vitamin như A, B1, B6, B12, E, PP cùng các nguyên tố vi lượng. Trong 100 gam thịt gà ác có chừng 22,3 gam protit , 2,3 gam lipit …
Thịt gà ác hầm với một số vị thuốc sẽ có tác dụng chữa thiếu máu, bồi bổ thai phụ, trị chứng xuất huyết tử cung. Với nam giới, gà ác nấu cháo hạt sen, gạo nếp vẫn được coi là phương thuốc cải thiện chứng di tinh hiệu quả.
Lạc (đậu phộng) vỏ đen: Chứa rất nhiều khoáng chất
Cũng giống đậu đen, lạc đen là loại lạc có vỏ lụa màu đen, khác màu sắc so với loại lạc đỏ hoặc đỏ nhạt thông thường chúng ta hay sử dụng. Dù là vỏ lụa màu đen, nhưng bên trong ruột lạc vẫn là màu trắng sữa. có da đen và hạt trắng.
Loại lạc này thường có h́nh thức nhọn ở 2 đầu, hạt lạc dài, mảnh dẻ, có chứa hàm lượng kẽm và selen cao hơn lạc thông thường lên tới khoảng từ 48% - 101%.
Thông thường, cách ăn lạc đen tốt nhất là ăn sống cả vỏ lụa, ăn nguyên cả hạt lạc khi c̣n tươi.
Mộc nhĩ đen: Cải thiện chức năng miễn dịch
Do có tác dụng bài trừ các chất thải độc hại trong máu nên mộc nhĩ đen được xem là thực phẩm rất tốt cho nhan sắc, giúp tiêu trừ các vết thâm nám trên da đồng thời ngăn ngừa quá tŕnh lăo hóa hiệu quả.
Ngoài ra, ăn loại thực phẩm màu đen này thường xuyên c̣n giúp điều ḥa lượng đường trong máu, bổ huyết, pḥng chống ung thư. Đặc biệt mộc nhĩ đen c̣n giúp ngăn ngừa t́nh trạng máu đông gây tắc động mạch nên có tác dụng lớn trong việc hạn chế xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim và nhồi máu năo.
V́ thế, hăy đưa mộc nhĩ đen vào bữa ăn thường xuyên hơn để hưởng những lợi ích tuyệt vời kể trên bạn nhé.
Táo đen: Chứa chất chống oxy hoá
Táo tàu có vỏ màu đen sau khi phơi sấy khô là một trong những vị thuốc Đông y nổi tiếng, đồng thời bạn có thể mua nó về dùng làm thực phẩm thông thường.
Trong táo đen chứa chất tannin (một hợp chất phenolic, phổ biến nhất trong rượu vang đỏ) với hàm lượng khoảng gần 1%, có một khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm, kim loại nặng trong thực phẩm.
Ngoài ra, trong táo đen c̣n có hàm lượng pectin cao khoảng 3%, có một số tác dụng làm tŕ hoăn việc tăng lượng đường trong máu.
Vừng đen: Bổ năo, sáng mắt
Vừng đen chứa licethin, protein, canxi, sắt... đặc biệt, với hàm lượng vitamin E cao nhất trong các loại thực vật nên vừng đen có tác dụng rất lớn trong việc tiêu diệt các gốc tự do xấu trong cơ thể, chống oxy hóa, ngăn ngừa lăo hóa và làm đẹp da, đen tóc hiệu quả.
Ngoài ra, công dụng tuyệt vời của vừng đen mà đông y từ lâu đă công nhận đó là các tác dụng bổ thận, bổ năo, sáng mắt, bổ khí huyết... Do đó, ăn vừng đen thường xuyên cũng rất có lợi cho người bị thiếu máu bạn nhé.
Bạn có thể cho vừng đen vào các món ăn chiên xào để tăng thêm vị hoặc nấu chè vừng đen thường xuyên để bồi bổ cơ thể thêm khỏe mạnh bạn nhé.
Gạo đen: Hỗ trợ tiêu hóa
Gạo đen có hàm lượng chất xơ cao, có lợi cho nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Hàm lượng vitamin B1, B2, niacin, kali, magie, kẽm và selen cũng cao hơn so với gạo thông thường. Ăn gạo đen khoảng 2 lần trong tuần có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch và mạch máu năo.