Theo các chuyên gia phân tích về cuộc gặp sắp tới đây giữa Mỹ và Triều Tiên tại Singapore sẽ có rất nhiều điều đáng bàn về nhân vật quan trọng nhất là Kim Jong-un. Theo đó Kim Jong-un rõ ràng là đang muốn tạo 1 vị trí quan trọng trong mối quan hệ tay ba này. Và trong đó TQ có vai trò rất lớn giữa Mỹ và Triều Tiên. Tờ Mainichi Shimbun ngày 11/5 dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết, rất có thể ông Tập Cận Bình sẽ có mặt tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 12/6 tại Singapore. [1]
Trong khi đó, Dan Coats, một quan chức Hoa Kỳ hôm 10/5 nói với báo giới, hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump với ông Kim Jong-un có thể xuất hiện của một nguyên thủ nước thứ 3, theo Đa Chiều.
Với việc ông Kim Jong-un bất ngờ thăm Trung Quốc lần thứ 2 chỉ sau hơn 1 tháng, Đa Chiều tin rằng vai trò hậu thuẫn của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng trong hội nghị Mỹ - Triều sắp tới ngày càng rõ nét.
Nếu điều này diễn ra, thì mục đích của ông Tập Cận Bình đi Singapore dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên, theo cá nhân người viết ít nhất có 3. Thứ nhất, Chủ tịch Trung Quốc muốn đảm bảo sự cân bằng cho đàm phán Mỹ - Triều, làm hậu thuẫn cho Bình Nhưỡng.
Thứ hai, ông Tập Cận Bình muốn giải quyết các mối lo ngại an ninh của chính Trung Quốc như hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Mỹ đặt tại Hàn Quốc và phân chia lại lợi ích địa chiến lược trên bán đảo Triều Tiên.
Thứ ba, ông Tập Cận Bình có thể xúc tiến và đảm bảo thành công cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều và dùng nó như một món quà, một đòn bẩy để đám phán hạ nhiệt căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ. The New York Times ngày 11/5 cho biết, đội ngũ cố vấn an ninh quốc gia của ông Donald Trump kêu gọi một cách tiếp cận nhanh hơn với thời gian biểu phi hạt nhân hóa bán đảo trong vòng 6 tháng đến 1 năm, và lợi ích kinh tế Mỹ cho Bình Nhưỡng chỉ đến vào phút chót.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp ông Kim Jong-un tuần này, ông Tập Cận Bình đã ủng hộ các biện pháp đồng bộ có lộ trình để cuối cùng đạt mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo.
Trong lúc Donald Trump vui mừng chào đón 3 tù nhân Mỹ được Triều Tiên phóng thích, Trung Quốc có nhiều lý do để tin rằng họ sẽ dẫn trước trong các cuộc đàm phán sắp tới.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng không sốt sắng gây áp lực để Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa bán đảo ngay lập tức, cho thấy sách lược ngoại giao của Seoul là các lộ trình giai đoạn hướng tới mục tiêu ấy.
Trung Quốc không có động lực để áp dụng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên lúc này theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trước đó.
Về phần mình, Hàn Quốc không muốn Triều Tiên trượt vào vòng tay Trung Quốc. Miền Nam đã cam kết giúp miền Bắc hiện đại hóa đường sắt và đường cao tốc.
Cựu lãnh đạo Bộ Ngoại giao Singapore, Bilahari Kausikan, nhận định rằng, những động thái ngoại giao gần đây đã cho thấy cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc sẽ tìm mọi lý do để phản đối, bỏ qua các biện pháp trừng phạt mới, nếu Mỹ cố gắng áp đặt chúng lên Bình Nhưỡng.
Phải chăng chính những diễn biến mới này đã dẫn đến nhận định của Giáo sư Hugh White từ Đại học quốc gia Singapore, rằng:
"Nguy cơ rõ ràng mà Mỹ phải đối mặt trong hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên là, Donald Trump sẽ phải có nhượng bộ lớn với Kim Jong-un mà không nhận được điều ông muốn, phi hạt nhân hóa bán đảo (lập tức, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược) . Nếu Donald Trump không có được bước đột phá lớn mà ông muốn trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo, Tổng thống Mỹ có thể đàm phán một hiệp ước thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ - Triều và chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên."? [2]
Chúng tôi cho rằng, nếu ông Tập Cận Bình tham gia thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore sẽ làm tăng cơ hội đạt được thỏa thuận và bước tiến quan trọng cho việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Động thái này cho thấy ông chủ Trung Nam Hải đã thích ứng khá nhanh với diễn biến chóng vánh trên bán đảo, đồng thời càng cho thấy ông Kim Jong-un rất giỏi trong việc tạo ra lợi thế, đòn bẩy cho mình trên bàn đàm phán với Hoa Kỳ.
Những thay đổi nhanh chóng này cho thấy 3 nhân vật, Donald Trump, Tập Cận Bình và Kim Jong-un đang làm thay đổi sâu sắc diện mạo bàn cờ địa chính trị châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí là vũ đài chính trị quốc tế hiện nay, một hiện tượng thú vị.
Trong khi ông Kim Jong-un được cho là mới 34 tuổi, ông Tập Cận Bình 64 tuổi và ông Donald Trump 71 tuổi.
Như vậy nhà lãnh đạo Kim Jong-un trẻ hơn nhiều kể cả tuổi đời lẫn "tuổi nghề" so với 2 chính khách hàng đầu thế giới, sẽ không chỉ "ngồi cùng mâm" với 2 nhà lãnh đạo "lão làng" quyền lực nhất, mà dường như còn đang là người dẫn dắt cuộc chơi.
|