Chứng khoán tăng điểm khiến các nhà đầu tư đang rất vui mừng. Hôm qua VnIndex tăng gần 16 điểm. Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng lên gần 90.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup đứng đầu danh sách bán ṛng của khối ngoại với 39,95 tỷ đồng. Tuy vậy, VIC vẫn có phiên giao dịch khá tốt khi tăng 3.500 đồng (2,9%) lên 124.000 đồng/cổ phiếu giúp tài sản chứng khoán của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng tăng hơn 2.500 tỷ đồng, tiệm cận ngưỡng 90.000 tỷ đồng.
Sắc xanh tràn ngập nhóm VN30
VnIndex đảo chiều tăng gần 16 điểm
Phiên giao dịch ngày 11.5 trên TTCK Việt Nam khép lại khá tích cực khi sắc xanh tràn ngập trên toàn thị trường.
Đóng cửa phiên giao dịch, VnIndex tăng 15,98 điểm (1,55%) lên 1.044,85 điểm; Hnx-Index tăng 1,82 điểm (1,5%) lên 122,77 điểm và Upcom-Index tăng 0,05 điểm (0,09%) lên 56,08 điểm.
Cổ phiếu VIC bị khối ngoại bán ṛng trên TTCK Việt Nam ngày 11.5 (Ảnh: I.T)
Trên HOSE, khối ngoại đă bán ṛng 5,05 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 169,81 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup đứng đầu danh sách bán ṛng với 39,95 tỷ đồng. Tuy vậy, cổ phiếu này vẫn có phiên giao dịch khá tốt khi tăng 3.500 đồng (2,9%) lên 124.000 đồng.
VNM xếp thứ hai trong danh sách bị khối ngoại bán ṛng với tổng giá trị 30,37 tỷ đồng. Ở các vị trí tiếp theo lần lượt là các cổ phiếu SSI: 26,18 tỷ đồng, CTG: 24,56 tỷ đồng, CTD: 20,55 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 đứng dầu danh sách được khối ngoại mua ṛng với tổng giá trị 32,79 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là GAS (25,26 tỷ đồng), HCM (14,8 tỷ đồng), VCI (8,3 tỷ đồng), ROS (5,09 tỷ đồng). Trong đó, GAS có giao dịch tích cực nhất khi tăng 6.100 đồng (5,8%) lên 111.100 đồng/cổ phiếu, trở thành cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới TTCK Việt Nam ngày 11.5.
Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiệm cận 90.000 tỷ đồng
Đà tăng của cổ phiếu VIC đă giúp tài sản chứng khoán của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup tăng 2.533,89 tỷ đồng (2,90%), lên 89.772,17 tỷ đồng sau 3 ngày giảm sâu.
Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiệm cận 90.000 tỷ đồng (Ảnh minh họa)
Về kết quả kinh doanh, quư I.2018, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vingroup đạt 29,123 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận trước thuế đạt 2,534 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1,009 tỷ đồng; tăng lần lượt 104% và 70% so với cùng kỳ năm 2017.
Doanh thu chuyển nhượng bất động sản quư I.018 đạt 20,354 tỷ đồng, tăng 9,867 tỷ đồng tương đương với tăng 94% so với quư I.2017; chủ yếu đến từ các dự án lớn như Vinhomes Golden River, Vinhomes Central Park và Vinhomes Green Bay.
Doanh thu hoạt động bán lẻ đạt 4,132 tỷ đồng, tăng 1,765 tỷ đồng, tương đương gần 75% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu mảng dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí đạt 1,886 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu các mảng hoạt động cho thuê bất động sản bán lẻ, giáo dục, và y tế đều duy tŕ tốc độ tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước với tỷ lệ tăng từ 22% đến 68%.
Tính đến ngày 31.3.2018, tổng tài sản của Vingroup đạt 223,850 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 59,256 tỷ đồng, tăng lần lượt 4.7% và 12.7% so với cuối năm 2017.
Vinhomes lên sàn sẽ giúp ông Phạm Nhật Vượng lọt vào top 200 người giàu nhất thế giới?
Trong khi đó, Công ty CP Vinhomes - một công ty con của Tập đoàn Vingroup chuẩn bị lên sàn trong thời gian tới đây với mă chứng khoán VHM cũng đạt kết quả kinh doanh khá tích cực.
Trong quư 1, doanh thu của Vinhomes tăng gấp 3 lần cùng kỳ, ghi nhận gần 10,535 tỷ đồng, trong đó tăng mạnh ở doanh thu chuyển nhượng bất động sản gần 10,238 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các dự án lớn như Vinhomes Central Park và Vinhomes Green Bay; doanh thu cung cấp dịch vụ quản lư bất động sản hơn 160 tỷ đồng. Vinhomes không ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí trong kỳ.
Thanh lư các khoản đầu tư được hơn 1,033 tỷ đồng đă góp phần đẩy doanh thu tài chính của Vinhomes tăng gấp 12 lần cùng kỳ năm 2017, đạt hơn 1,196 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lăi tiền gửi và cho vay cũng tăng cao đến 64%, ghi nhận hơn 162 tỷ đồng.
Giá vốn hàng bán cũng tăng khá cao, gấp gần 4 lần cùng kỳ, vào khoảng 7,676 tỷ đồng, trong đó tăng chủ yếu về giá vốn chuyển nhượng bất động sản và giá vốn cung cấp dịch vụ quản lư bất động sản.
Sau khi Vinhomes lên sàn, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ sở hữu 4 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trước đó, Tập đoàn VinGroup – Công ty CP (VIC), Công ty CP Vincom Retail (VRE) và Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng (SDI) đă niêm yết trên sàn chứng khoán với số vốn hóa khổng lồ.
Điều này có thể giúp tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm 1 khoảng tỷ USD, qua đóvào top 200 người giàu nhất hành tinh, ngang hàng với những tỷ phú như “huyền thoại đầu cơ” George Soros, Silvio Berlusconi..
Theo thống kê, tổng tài sản 100 người giàu nhất TTCKVN tính tới cuối năm 2017 đă lên đến 390.000 tỷ đồng, tương đương 17,2 tỷ USD, tăng 150% so với mức 155.000 tỷ đồng của năm 2016.
Khối tài sản này tập trung chủ yếu vào những người đứng đầu trong danh sách. Trong đó, nhóm 20 người giàu nhất TTCK Việt Nam nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá 300.000 tỷ đồng. Và người dẫn đầu là chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng sở hữu gần 120.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1/3 tổng tài sản của 100 người giàu nhất TTCK Việt Nam.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo “bốc hơi” hơn 320 tỷ đồng
Sau 4 phiên tăng liên tiếp, giá trị giao dịch của cổ phiếu VJC của Công ty cổ phần Hàng không VietJet đă giảm 2.100 đồng/cổ phiếu (1,1%). Sự tăng trưởng trở lại của cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM chỉ giúp làm giảm đà sụt giảm tài sản chứng khoản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Sau phiên giao dịch ngày 11.5, tài sản chứng khoán của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đă giảm 320,37 tỷ đồng xuống c̣n 33.488,71 tỷ đồng.
Tài sản chứng khoán của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đă giảm 320,37 tỷ đồng
Công ty CP Hàng không Vietjet (VJC) mới đây công bố báo cáo tài chính hợp nhất quư I.2018 với các chỉ tiêu tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra.
Cụ thể, doanh thu đạt 12.560 tỷ đồng, tăng 146% so với cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng cả ở mảng vận chuyển hành khách, hoạt động phụ trợ và quư này có thêm doanh thu từ chuyển giao sở hữu và thuê tàu bay.
Trong đó, nhờ việc tăng cường thêm đội tàu bay mới, mở thêm nhiều đường bay quốc tế, doanh thu vận chuyển hành khách đạt 6,035 tỷ đồng, tăng 52% so với quư I.2017 và vượt gần 10% so với kế hoạch quư. Chính điều này đă giúp lợi nhuận ở mảng kinh doanh cốt lơi của Vietjet quư này đạt gần 737 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ. Hoạt động phụ trợ cũng tăng trưởng mạnh với doanh thu 1,825 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ.
Doanh thu tăng giúp lợi nhuận gộp lên 1.810 tỷ đồng, tăng 135% so với cùng kỳ. Chi phí bán hàng và chi phí quản lư doanh nghiệp tăng ít hơn mức tăng doanh thu.
V́ vậy, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của Vietjet quư này đạt hơn 1.480 tỷ đồng, tăng vọt 254% so với quư I.2017. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 1.366 tỷ đồng, tăng 263%.
Lăi cơ bản trên cổ phiếu trong quư là 3.026 đồng, là một trong các doanh nghiệp có mức EPS cao nhất trên thị trường chứng khoán.
So với kế hoạch 50.970 tỷ đồng doanh thu và 5,806 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2018, kết thúc quư 1, Công ty đă thực hiện được 25.5% kế hoạch năm.
Tính tới hết 31.3.2018, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Vietjet là 6,724 tỷ đồng. Công ty sẽ trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% vào ngày 25.5 tới cho cổ đông và đang hoàn tất thủ tục với UBCKNN để trả 20% cổ tức c̣n lại của năm 2017 bằng cổ phiếu. Đại hội đồng cổ đông cuối tuần trước cũng đă thông qua kế hoạch trả cổ tức 50% cho năm 2018.