Hôm nay 8/4/2018, hăng UBER Mỹ chính thức rời khỏi Việt Nam. Được biết mảng kinh doanh UBER sẽ bán lại cho Grab.
Cho đến tối ngày 7/4, người dùng Uber tại Việt Nam đều đă nhận tin nhắn thông báo rằng ứng dụng này sẽ ngừng hoạt động và chuyển giao vào nền tảng công nghệ của Grab từ 8/4.
Nhiều khách hàng thường xuyên sử dụng c̣n được tặng mă khuyến mại cho 2 chuyến GrabCar và 5 chuyến GrabBike khi chuyển sang ứng dụng của Grab nhưng phải là thành viên mới.
Vào 21/6/2014 Uber cho ra mắt dịch vụ của ḿnh lần đầu tiên có mặt tại VN. Cũng vào thời gian này, UBER rầm rộ mở rộng địa bàn khi nhảy vào Trung Quốc, Thái Lan, Mă Lai .... Nhưng sau 2 năm phải từ bỏ thị trường Trung Quốc và giờ tới Đông Nam Á.
Khác với Grab, Uber có xuất phát điểm ở thị trường phương Tây với bàn đạp là các nước phát triển trước khi mở rộng sang các nước đang phát triển như Việt Nam, nên tập trung chủ yếu vào loại h́nh taxi. Trong khi đối thủ của họ là Grab lại bắt đầu từ Malaysia và dần mở rộng ra thị phần ở khắp Đông Nam Á, thứ mà Grab nhắm tới ban đầu lại là... xe máy, ở Việt Nam gọi dân dă hơn là "xe ôm".
Trước khi Grab vươn tới Việt Nam, Uber đă kịp có mặt và loại h́nh taxi của họ nhanh chóng thu hút người dùng trong nước, nhưng điểm yếu của họ ở Việt Nam chính là cơ sở hạ tầng giao thông và mức độ phổ biến phương tiện. Ở Việt Nam (và nhiều quốc gia Đông Nam Á) có lẽ không có loại h́nh giao thông nào thuận tiện hơn xe máy, cũng không có phương tiện giao thông nào nhiều hơn xe máy. Do vậy, dù vào sau nhưng khi Grab tập trung vào khai thác xe máy th́ Uber vẫn đang mải mê chinh phục taxi truyền thống, nên không lạ ǵ sau khi Grab chiếm gần như trọn thị trường xe ôm truyền thống đă lấn sang cả taxi, mảng Uber đang phải tranh giành với taxi truyền thống cũng như dính vào vấn đề pháp lư.
Không những thấu hiểu về phương tiện, văn hóa và giao thông Đông Nam Á, Grab tỏ ra c̣n cao tay hơn một bậc về nhanh nhạy trong kinh doanh khi nhanh chóng thành lập công ty Grab Việt Nam dưới dạng một công ty dịch vụ đặt xe của bản địa và sử dụng người bản địa để điều hành, thay v́ dùng các yếu tố nước ngoài như Uber. Điều này khiến công tác quản lư của họ thuận lợi nhờ gặp ít vướng mắc về pháp lư hơn.
Didi Chuxing và Softbank từng rót 2,5 tỷ USD cho Grab và họ đă ít nhiều thấy được hiệu quả khi doanh nghiệp này liên tục mở rộng thị phần và "ăn nên làm ra". Theo thống kê, hiện Grab hiện đă có mặt ở 160 thành phố ở các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Myanmar và Campuchia.
Nên khi Softbank tuyên bố ứng tới 9,3 tỷ USD cho Uber th́ điều họ muốn thấy ở Uber sẽ c̣n phải nhiều hơn Grab. Nhưng với những ǵ Uber làm được ở Đông Nam Á có lẽ khá khiêm tốn, chỉ mới hiện diện ở 60 thành phố trong khu vực này và họ đang dần hụt sức trong cuộc đua với Grab, nên việc một nhà đầu tư lớn như Softbank muốn "tái cơ cấu" lại Uber ở thị trường này là điều dễ hiểu: Nếu làm không hiệu quả th́ nên nhường chỗ lại cho Grab - một dịch vụ khác của nhà đầu tư này.
Trước những thông tin về việc Softbank "ép" Uber rời khỏi thị trường các nước châu Á và châu Phi, trong đó có Việt Nam, một số tài xế cho rằng điều này không ảnh hưởng quá nhiều tới thu nhập hiện tại của họ, do hiện họ đang tham gia chạy song song cho cả hai công ty này, nhưng họ cũng lo ngại thế độc tôn của Grab sẽ dẫn tới những chính sách khó khăn hơn cho cánh tài xế.