VBF-Nhiều người cứ lo lắng nên hay uống các loại thuốc bổ. Nhưng thực chất người khỏe mạnh b́nh thường có cần uống thuốc bổ?Theo bài viết sau th́ nếu cơ thể nạp đủ dinh dưỡng th́ không cần. Nhưng nếu trên 50 tuổi bạn có thể cần phải nạp thêm thuốc bổ. Dưới đây là những đối tượng cần dùng thêm vitamin hay thực phẩm chức năng.
BS Nguyễn Thị Nhuận
Đọc truyện Phong Thần thuở xưa, không ai không nhớ chuyện chỉ cần uống một viên “linh đan” là hết đói bụng, không cần ăn cả tháng cũng được. Có lẽ đây là giấc mộng của vô số người, nhất là vào thời đại bận rộn hiện nay khi ít ai có th́ giờ ngồi xuống ăn bữa cơm cho ra hồn. V́ thế nên hiện nay thuốc bổ xuất hiện nhiều kỷ lục. Lâu lâu lại thấy có một cái e mail báo chuyện khám phá ra một thứ thần dược mới.
Thật ra không phải ai cũng cần uống thuốc bổ, nhưng những người lớn tuổi và một số người khác có thể cần một số thuốc bổ đặc biệt.
Bản “Hướng Dẫn Về Ăn Uống Cho Người Mỹ” cho biết rơ là nhu cầu dinh dưỡng của mọi người nên được đáp ứng bằng ăn uống thay v́ bằng thuốc bổ. Nhưng đối với một số người, thuốc bổ uống thêm có thể là cách duy nhất để có được chất dinh dưỡng bị thiếu. Trước khi mua thuốc bổ uống, chúng ta nên t́m hiểu rơ ràng những công dụng có thật của thuốc bổ, thay v́ chỉ tin vào những tuyên bố không bằng chứng.
Thuốc bổ so với thực phẩm
Thuốc bổ không thể thay thế thực phẩm v́ thuốc bổ không chứa tất cả các chất dinh dưỡng và lợi ích của thực phẩm, chẳng hạn như trái cây và rau. V́ vậy, tùy thuộc vào t́nh trạng và thói quen ăn uống, giá trị của thuốc bổ có thể không đáng với chi phí mua chúng.
Thực phẩm cung cấp ba lợi ích chính so với thuốc bổ:
- Dinh dưỡng cao hơn. Thực phẩm rất phức tạp, chứa nhiều chất dinh dưỡng vi tế khác nhau mà cơ thể cần. Thí dụ: một trái cam cung cấp vitamin C cộng với beta carotene, calcium và các chất dinh dưỡng khác. Trong khi đó, thuốc bổ vitamin C thiếu các chất dinh dưỡng kia.
- Chất xơ cần thiết. Thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các loại củ, cung cấp chất xơ. Hầu hết các loại thực phẩm nhiều chất xơ cũng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Chất xơ có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim, và cũng giúp tránh táo bón.
- Chất bảo vệ. Thực phẩm chứa các chất quan trọng cho sức khỏe. Trái cây và rau chứa các chất thiên nhiên gọi là hóa chất thực vật (phytochemicals), có thể giúp chống ung thư, bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao. Nhiều loại thực phẩm này cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa (antioxidants) tức những chất làm chậm tiến tŕnh oxy hóa dẫn đến tổn thương tế bào và mô.
Ai cần thuốc bổ?
Người thường khỏe mạnh và ăn nhiều loại thực phẩm, gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các sản phẩm sữa ít chất béo, thịt nạc và cá, không cần phải uống thêm thuốc bổ.
Tuy nhiên, các hướng dẫn về cách ăn uống khuyên nên uống thêm thuốc bổ trong các trường hợp sau đây:
- Phụ nữ trong tuổi có thai nên lấy vào 400 microgram folic acid mỗi ngày từ thực phẩm có cho thêm chất này (folic acid fortified) hoặc uống thuốc folic acid, ngoài việc ăn các thực phẩm tự nhiên có chứa folate.
- Phụ nữ có thai nên uống thêm “vitamin trước khi sinh” có chứa chất sắt hoặc uống thuốc bổ chất sắt riêng biệt.
- Người lớn 50 tuổi trở lên nên ăn các loại thực phẩm đă cho thêm vitamin B- 12, chẳng hạn như cereal, hoặc uống thuốc bổ có chứa B- 12.
Có thể phải uống thêm thuốc bổ nếu bạn:
- Không ăn được hoặc ăn ít hơn 1.600 calories mỗi ngày
- Ăn thuần chay hoặc ăn chay hạn chế nhiều thực phẩm
- Bị chảy máu nhiều khi có kinh nguyệt
- Bị những bệnh khiến cơ thể không hấp thụ hoặc sử dụng được các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như bệnh tiêu chảy măn tính, dị ứng thức ăn, không dung nạp thực phẩm hoặc bệnh gan, túi mật, ruột hoặc tụy tạng.
- Đă từng giải phẫu đường tiêu hóa của bạn và không thể tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt
Nên hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về thuốc bổ và liều lượng thích hợp cũng như các tác dụng phụ và tương tác với các loại thuốc đang dùng.
Lựa chọn và sử dụng thuốc bổ
Nếu bạn quyết định uống vitamin hoặc khoáng chất, nên theo các chỉ dẫn sau:
- Xem và đọc kỹ nhăn. Nhăn dán trên sản phẩm cho biết thành phần các hoạt chất, các chất dinh dưỡng, mỗi phần uống (serving size) thí dụ như viên nang (capsule), gói hoặc muỗng cà phê - và lượng chất dinh dưỡng trong mỗi phần.
- Tránh uống liều lượng quá lớn (megadoses). Nói chung, nên chọn thuốc bổ cung cấp 100 phần trăm liều nên uống hàng ngày (Daily Value) của tất cả các vitamin và khoáng chất chứa trong viên thuốc thay v́ 500 phần trăm DV cho một loại vitamin và chỉ có 20 phần trăm DV cho các chất khác.
- Kiểm tra ngày hết hạn. Thuốc bổ có thể bị mất hiệu lực theo thời gian, đặc biệt là ở vùng khí hậu nóng và ẩm. Nếu thuốc bổ không ghi ngày hết hạn, không nên mua. Nếu đă hết hạn, nên bỏ đi.
- Biết ḿnh đang ăn ǵ. Rất nhiều loại thực phẩm được cho thêm vitamin hay khoáng chất, nhất là ngũ cốc ăn sáng và đồ uống. Nếu đă ăn uống những thứ này và uống thêm uống bổ, bạn có thể đang lấy vào cơ thể quá nhiều các chất này. Uống thuốc bổ nhiều hơn cần thiết gây tốn kém và có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Thí dụ: quá nhiều chất sắt có thể gây buồn nôn, ói mửa và có thể làm hỏng gan hay các cơ quan khác.
- Theo dơi các khuyến cáo về an toàn khi dùng thuốc bổ
Cơ quan Quản Lư Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) có một danh sách các thuốc bổ đang được xem xét thường xuyên hoặc đă được báo cáo là gây ra tác dụng phụ. Nếu đang uống thuốc bổ, nên theo dơi trang web của FDA định kỳ để biết về các thuốc này.
|