VBF-Phim Mỹ bây giờ phải nhiều khi phải nhắm vào thị trường Trung Quốc. Khi nước này đang phát triển vượt bậc về màn ảnh. Thời thế thay đổi khi người Mỹ phải làm sản phẩm cho người Trung Quốc?
Cụm từ phim “Hollywood Made in China” đang ngày càng phổ biến, và không ít nhà làm phim tại kinh đô điện ảnh Mỹ trở nên lệ thuộc vào đồng tiền từ thị trường quốc gia tỷ dân.
“Hollywood đang nỗ lực làm những bộ phim dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường Trung Quốc,” Aynne Kokas - tác giả của cuốn sách Hollywood Made in China - nói về sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên điện ảnh phương Tây, cụ thể là Hollywood.
Có nhiều cách để cắt nghĩa cụm từ "Hollywood Made in China”. Theo chuyên gia Aynne Kokas, cách giải thích đơn giản nhất đó là sự xuất hiện của một loạt phim Hollywood, nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch chịu sự chi phối của thị trường điện ảnh Trung Quốc.
Cụm từ "Hollywood made in China" trở nên phổ biến, trở thành đề tài bị giễu nhại trên truyền thông.
Họ bị phụ thuộc nhiều hơn vào những đồng tiền mà quốc gia tỷ dân này chi ra từ việc đầu tư đến mua vé xem phim. Hiểu nôm na đó chính là xu hướng Hollywood làm phim cho người Trung Quốc xem.
Theo Business Insider, “mối lương duyên” giữa Trung Quốc và Hollywood không c̣n đơn giản là câu chuyện xoay quanh điện ảnh mà đă trở thành ván bài kinh tế lên đến vài trăm triệu USD cho mỗi phim. Chính v́ thế, có rất nhiều lư do để giải thích v́ sao Hollywood lại phải “cúi ḿnh” chiều theo ư của khán giả Trung Quốc.
Khi thị trường Trung Quốc phát triển nhanh chóng mặt
Trong mắt các studio Hollywood, khoản tiền kiếm được từ thị trường Mỹ và các nước châu Âu đă không c̣n đủ khi ngân sách đa phần phim bom tấn ngày càng bị đội lên cao. Thay vào đó, các nhà làm phim Mỹ t́m kiếm vận may ở phía bên kia Thái B́nh Dương, tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Từ nhiều năm, Trung Quốc đă nuôi tham vọng vượt mặt Mỹ để trở thành thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới. Doanh thu pḥng vé của Trung Quốc cũng đă bắt đầu đuổi kịp Bắc Mỹ. Theo như truyền thông Trung Quốc, thị trường điện ảnh trong nước đă tăng lên đến 8,6 tỷ USD vào năm 2017. Con số này chỉ xếp sau Bắc Mỹ với 11 tỷ USD trong năm qua.
Không thể phủ nhận Trung Quốc là mảnh đất màu mỡ dành cho các dự án điện ảnh bom tấn Hollywood. Nhưng trước đó, chính quyền sở tại đặt ra nhiều luật định để kiểm soát số tác phẩm điện ảnh ngoại được tŕnh chiếu mỗi năm, như hạn ngạch nhập khẩu, quăng thời gian dành riêng cho phim nội, thời gian tŕnh chiếu ngoài rạp.
Thị trường điện ảnh Trung Quốc phát triển vượt bậc trong ṿng 5 năm qua.
Nhưng kể từ 2 năm trở lại đây, Trung Quốc cũng đă nới lỏng cửa hơn để đón phim Mỹ vào thị trường của họ. “Thị phần của doanh thu pḥng vé mà các nhà phân phối phim của Mỹ sẽ tăng trung b́nh từ 25% đến 40%”, Bloomberg dẫn lời một nhà phân tích tại công ty Analysys International cho biết.
Dù muốn hay không, thị trường Trung Quốc vẫn phải mở cửa đón phim Hollywood. Và thay v́ ngăn chặn ḍng phim này, các nhà quản lư của nước này chọn cách kiểm soát và thay đổi chúng theo hướng có lợi cho quốc gia.
Trương Vĩnh Vi - một trong những chuyên gia phim ảnh của Trung Quốc - từng nhận định những yếu tố mang màu sắc Trung Quốc nếu chỉ xuất hiện ở b́nh diện thấp, như cảnh quay, lựa chọn vài ba diễn viên Hoa ngữ vào phim, th́ vẫn chưa được coi là cách thức hiệu quả.
Nước này mong muốn được thâm nhập vào bên trong gốc rễ của các bộ phim Hollywood, làm sao để chúng phản ánh được tinh thần, văn hóa của Trung Quốc.
Điều này theo Aynne Kokas là cách mà quốc gia này muốn tạo ra “bộ tài liệu tham khảo” mang tầm quốc tế chỉ chứa đựng toàn những điều tốt đẹp về Trung Quốc từ con người, quân sự, đến văn hóa.
Khi Trung Quốc đổ tiền vào Hollywood ngày càng nhiều
Trong ṿng 10 năm trở lại đây, sức ảnh hưởng của điện ảnh Hoa ngữ đă không c̣n bó hẹp trong ranh giới lănh thổ của quốc gia này mà đă vươn rộng và tác động đến cả nền điện ảnh quốc tế.
Cuộc chạy đua giữa hai cường quốc điện ảnh Mỹ và Trung Quốc ngày càng diễn ra mạnh mẽ và rơ ràng hơn khi phía Trung Quốc tuyên bố họ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Mỹ và chi số tiền không nhỏ để đầu tư cho các bộ phim bom tấn Hollywood.
Việc chiều ḷng khán giả Trung Quốc là điều kiện tiên quyết của nhiều phim Hollywood khi ra rạp.
Những nhà sản xuất của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đóng gói các dự án của ḿnh bằng 100% nguồn lực trong nước. Cao hơn nữa, họ c̣n dư sức chi tiền để đầu tư sản xuất, phát hành cho các studio của Hollywood.
Cùng với xu hướng này, vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đă bắt đầu có ảnh hưởng đáng kể ở Hollywood. Kinh đô điện ảnh Mỹ đang ngày càng trở thành điểm đầu tư của các công ty Trung Quốc trong các dự án cá nhân, tại các văn pḥng ở Mỹ, và ngay cả các xưởng phim.
Tập đoàn Alibaba đầu tư sản xuất cho Mission: Impossible-Rogue Nation. C̣n Cục điện ảnh Trung Quốc cũng trở thành một trong số các nhà đầu tư cho bộ phim Fast and Furious 7.
Vào tháng 4/2015, hăng phim Trung Quốc Huayi Bros. thỏa thuận với công ty STX giải trí của Mỹ để hợp tác sản xuất và phân phối đến 15 bộ phim điện ảnh. Tháng 1/2016, tập đoàn Wanda của Đại Liên đă mua lại hăng Legendary Pictures của Mỹ, trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên sở hữu một studio của Hollywood.
Khán giả Trung Quốc rất ưa chuộng những ḍng phim hành động, siêu anh hùng của Hollywood.Khi bom tấn Hollywood cầu viện Trung Quốc
Theo Aynne Kokas, những bộ phim bom tấn với chi phí sản xuất khoảng 200 triệu USD trở lên bắt buộc phải thành công tại thị trường Trung Quốc để có thể mang về lợi nhuận. “Để thu lại được vốn, studio phải ra mắt được phim tại Trung Quốc,” Kokas lư giải.
Số tác phẩm bom tấn cần cầu viện đến thị trường điện ảnh lớn thứ hai thế giới đặc biệt tăng mạnh trong mùa hè 2017. Chỉ riêng trong tháng 4 và tháng 5/2017, doanh thu của hai bộ phim hành động là xXx: Return of Xander Cage và Fast & Furious 8 đă chiếm tới hơn 80% tổng doanh thu ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc.
Con số đó tiếp tục được duy tŕ trong tháng 6/2017 bởi những bộ phim lớn như Wonder Woman, The Mummy, Alien: Covenant vàTransformers: The Last Knight.
Khán giả Trung Quốc rất yêu thích thể loại phim hành động đặc biệt là những người máy khổng lồ đánh nhau. Điểm chung của các bom tấn xXx: Return of Xander Cage, Kong: Skull Island, Fast & Furious 8, Alien: Covenant, Pirates of the Caribbean: Salazar’s Revenge, The Mummy và mới nhất là Pacific Rim Uprising là đều đạt doanh thu không như ư muốn tại Bắc Mỹ, nhưng sau đó lại giành thắng lợi tại thị trường Trung Quốc.
Đây không phải là câu chuyện mới xảy ra trong năm 2017. Lần lượt Pacific Rim (2013), The Expendables 3 (2014), Terminator Genisys (2015) hay Warcraft (2016) là những trường hợp tương tự tiêu biểu trong những mùa hè trước.
Với ưu thế thị trường rộng lớn, có thể cứu vớt số phận của những bom tấn thất thu ở Bắc Mỹ, Trung Quốc đang cố chứng tỏ ḿnh ở vai tṛ “anh cả” của điện ảnh thế giới với khả năng sinh sát pḥng vé.
Fast and Furious 7 được đầu tư sản xuất bởi một đơn vị Trung Quốc và thắng lớn ở thị trường này.Khi những chiêu bài thâm nhập trở nên nhan nhản
Tựu trung, có 4 cách cơ bản để Trung Quốc thâm nhập vào trong các bộ phim Hollywood đó là: bối cảnh, diễn viên, tiền sản xuất và các yếu tố văn hóa, ngôn ngữ.
Một phần trong số các diễn viên phải là người Trung Quốc; một vài cảnh phim phải được quay tại Trung Quốc; và bản thân bộ phim đó, nếu muốn thành công tại châu Á, th́ phải dễ tiếp cận với khán giả Trung Quốc.
Nó cũng có nghĩa nhà làm phim buộc phải thay đổi từ động cơ, mục đích, địa điểm, diễn viên, văn hóa dịch chuyển từ Tây sang Đông để có vẻ “Trung Quốc hơn”.
Ngoài việc sử dụng bối cảnh Trung Quốc là một trong những phương án an toàn và dễ thực hiện nhất th́ việc can thiệp, thay đổi nội dung, nhân vật cũng trở thành phương thức phổ biến. Cụ thể như việc đổi quốc tịch của nhân vật phản diện, kỳ thị chủng tộc The Mandarin (Iron Man) không c̣n là người Trung Quốc (khác so với phiên bản truyện tranh).
Trong Doctor Strange của Marvel, nhân vật phản diện Ancient One do Tilda Swinton thủ vai được đổi nguồn gốc từ người Tây Tạng sang người Celtic (thuộc châu Âu), để tránh xúc phạm đến khán giả Trung Quốc.
Hay sự hợp tác Mỹ - Trung cũng cho ra đời những bom tấn tệ hại như Battleship nhạt tuếch lấy tinh thần của Binh pháp Tôn Tử làm chủ đề trung tâm và The Great Wall với sự phô trương quá đà.
"Vũ trụ Cảnh Điềm" gây khó chịu cho công chúng khi xem các bom tấn Hollywood.
Những chi tiết nhỏ nhặt hơn là việc các nhân vật uống sữa của một hăng Trung Quốc trong Iron Man 3 và Independence Day: Resurgence. Hay trong Ice Age 2, con sóc chuột phát ra tiếng kêu tương tự tiếng thét của Lư Tiểu Long, vai diễn của Keanu Reeves trong The Matrix lặp lại những động tác kinh điển của bậc thầy vơ thuật Hoàng Phi Hồng.
Ngoài ra, chiêu bài dùng diễn viên Hoa ngữ cũng được sử dụng rất phổ biến. Đă có hàng loạt những b́nh hoa di động của Trung Quốc xuất hiện nhan nhản trên phim Hollywood mà chả có mục đích ǵ, được tác giả Kokas miêu tả “vật thế thân dùng với mục đích trang trí để trông bộ phim có màu sắc Trung Quốc hơn”.
Vai diễn của những diên viên Trung Quốc nhạt hơn “nước ốc” có thể kể đến như Cảnh Điềm (Kong: Skull Island, Pacific Rim Uprising), Ngô Diệc Phàm (XXX 3), Phạm Băng Băng (X-Men), Vương Học Chi (Iron Man 3), Lư Băng Băng (Transformers: Age Of Extinction), Angelababy (Independence Day: Resurgence).
Thậm chí, các diễn viên này đều có phân cảnh được kéo dài hơn trong phiên bản phim chiếu tại Trung Quốc. Khi những chiêu bài được lạm dụng, chúng tất yếu trở nên phản cảm trong mắt khán giả đại chúng.
Liệu Hollywood có đánh mất chính ḿnh?
Các quy định phát hành phim và thị hiếu người Trung Quốc trở nên quan trọng hơn trở thành hạn chế về nội dung của các bộ phim. Chúng đ̣i hỏi các nhà sản xuất nước ngoài tự nguyện chấp hành các "quy tắc bất thành văn" nếu muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Đồng nghĩa những nhà quản lư Trung Quốc sẽ có nhiều đặc quyền hơn trong việc can thiệp vào nội dung của phim Hollywood. Kết quả là một bộ phận lớn phim Hollywood trên thị trường Trung Quốc không c̣n là chính ḿnh nữa.
Khi thị trường Trung Quốc phát triển, các studio ở Hollywood lại càng cần phải xem xét yếu tố Trung Quốc trước khi phát triển nội dung. "Made in China" giờ đă là một chiến lược bắt đầu từ việc tiếp cận đề tài, thực hiện đến quảng bá phim ở Trung Quốc.
Nhà sản xuất Hollywood không chỉ phải thay đổi từ khâu phát hành phim mà chính từ bên trong nội dung của các bộ phim cũng phải chứa đựng những yếu tố “thông đường” ở Trung Quốc. Theo đó, nhà làm phim phải điều chỉnh những chi tiết theo hướng có lợi nhất cho quốc gia tỷ dân.
Với những sức ép về đồng tiền, Hollywood đang phải cúi ḿnh chịu sự chi phối của Trung Quốc.
Điều này dẫn đến sự ức chế đối với một số đạo diễn khi không giữ được nguyên vẹn ư tưởng ban đầu của ḿnh, thui chột đi những sự sáng tạo mà vốn dĩ họ phải được toàn quyền quyết định thay v́ bị chịu sự chi phối của quốc gia khác.
Dù muốn dù không, một số nhà làm phim vẫn phải cúi đầu chạy theo những đ̣i hỏi của người Trung Quốc nếu không muốn bộ phim “tuyệt đường” ở đây. Giấc mơ bành trướng của Trung Quốc và khát khao chinh phục của Hollywood đặt cả hai thị trường này vào thế đối đầu nhưng lại phải sống dựa vào nhau.
Hollywood vẫn sẽ tiếp tục đem phim đến Trung Quốc c̣n quốc gia tỷ dân này vẫn một mực bảo vệ nền điện ảnh quốc nội bằng hàng loạt những quy tắc hà khắc.
Tuy nhiên, chính những sự thỏa hiệp này lại dẫn đến làn sóng chỉ trích từ cả công chúng phương Tây lẫn phương Đông. Khán giả phương Tây thất vọng, tẩy chay khi chứng kiến những tác phẩm lai tạp, gượng gạo và mất bản sắc.
C̣n một bộ phận không nhỏ người Trung Quốc khát khao được thưởng thức một bom tấn Hollywood đúng nghĩa mà không có sự nhúng tay của đồng tiền nước này.