Vietbf.com - Những vị giám khảo khách mời gốc Việt đă gắn kết gần cả cuộc đời ḿnh với nghệ thuật đă nhận xét chung về nghệ thuật không có nghĩa lư ǵ hết với người Việt, bởi đời sống thực tế của người Việt là nhu cầu cơm áo, v́ xuất thân từ một dân tộc nghèo khổ, chiến tranh nên nghệ thuật th́ không làm ra tiền bảo đảm đời sống chắc chắn.
Từ trái: Họa sĩ Trịnh Cung, Giáo sư Lê Văn Khoa, nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhă (H́nh: Ngọc Lan/NV)
Đó là suy nghĩ, nhận xét chung của ba vị giám khảo khách mời gốc Việt đă gắn kết gần cả cuộc đời ḿnh với nghệ thuật khi đến xem triển lăm “Frist Impressions” do học khu Garden Grove tổ chức từ Thứ Bảy 17 đến Thứ Hai, 19 Tháng Ba, 2018.
Ba vị đó là Giáo Sư Lê Văn Khoa, nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhă, và họa sĩ Trịnh Cung.
Các em có sáng tạo, có suy nghĩ hay lắm!
“Frist Impressions” là cuộc triển lăm thường niên mà Học Khu Garden Grove đă duy tŕ từ 40 năm qua. Triển lăm bao gồm hàng trăm tác phẩm nghệ thuật từ tranh vẽ, đến h́nh chụp và các tác phẩm thủ công mỹ nghệ của học sinh. Tác phẩm nào cũng đặc sắc và mang đầy cá tính. Trong số đó, có không ít tác phẩm của các em học sinh gốc Việt.
Theo ông Nguyễn Quốc Lân, phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove, có đến hơn 400 học sinh từ tất cả các trường thuộc Học Khu Garden Grove tham gia cuộc thi này.
Được mời làm “giám khảo khách mời,” nghĩa là đă xem qua tất cả các tác phẩm, nhưng trong buổi triển lăm, cả ba vị, Giáo Sư Lê Văn Khoa, nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhă, và họa sĩ Trịnh Cung, vẫn không giấu được vẻ thán phục khi một lần nữa được nh́n ngắm lại những sáng tạo nghệ thuật của các em học sinh đủ mọi lứa tuổi, thuộc nhiều sắc dân.
Giáo Sư Lê Văn Khoa nhận xét: “Đi qua một ṿng thấy các em có ư hay lắm, có sáng tạo, không phải thuần túy đi vào sự thật, mà từ sự vật khai triển đi lên. Đó là điều tôi cảm thấy rất quư.”
Giáo Sư Lê Văn Khoa (b́a) ngắm nh́n những sáng tạo nghệ thuật của học sinh Garden Grove. (H́nh: Ngọc Lan/NV)
Ông chỉ vào một bức tranh chụp cảnh ngôi nhà đứng chơ vơ giữa mênh mông sa mạc để phân tích những kỹ thuật mà em học sinh đă sử dụng, để nêu lên ư, “Nhiều người lớn trong các hội nhiếp ảnh ở đây cũng chụp h́nh như vầy, ḿnh không nói bắt chước hay giống nhau, ḿnh nói cái ư niệm để làm điều đó. Em biết đặt bố cục rất vững vàng, đó là những điểm hết sức quan trọng.”
Hay với tấm h́nh lần chuỗi hạt, ông phân tích: “Nhiếp ảnh gia ḿnh có nhiều người chụp h́nh lần chuỗi, nhưng hầu hết họ để chuỗi tḥng dài xuống, trong khi tấm h́nh này lại tập trung ở bàn tay. Cũng một ư niệm thôi nhưng lối diễn tả khác nhau. Phần lớn người ta chụp h́nh này bằng ảnh đen trắng, ở đây các em làm màu, màu mà không khoe màu, không để lộ màu sắc rơ rệt. Thêm điều lư thú là tôi thấy đây là một em học sinh Việt Nam. Các em hay lắm!”
Vừa đi xem, vừa lấy phone ra để chụp lại rất nhiều tranh ảnh trong pḥng triển lăm, nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhă vừa giải thích: “Tôi không ngờ có nhiều tranh, h́nh của học sinh Việt Nam ở đây, nên muốn chụp lại để sau này khi các em lớn lên ḿnh so sánh lại xem các em đă phát triển khả năng nghệ thuật như thế nào.”
“Tôi cảm thấy rất phấn khởi v́ các em c̣n quá nhỏ mà được có thầy hướng dẫn để làm được những chuyện mà hồi nhỏ ḿnh làm không được, cho nên cách biệt giữa các em với chính ḿnh xa lắm,” ông nói.
Họa sĩ Trịnh Cung “rơi” vào pḥng triển lăm như “rơi vào” cơi đam mê của ḿnh nên tỏ ra rất thích thú trước một rừng tranh, “Lần này được mời tham gia vào làm giám khảo cuộc tuyển chọn này tôi rất ngạc nhiên khi thấy sự quan tâm của học khu Garden Grove rất đặc biệt trong việc đào tạo mỹ cảm và văn hóa nghệ thuật cho học sinh để sau này các em thành người lớn, các em sẽ đi vào đời bằng mọi thứ đă được trang bị rất tốt từ bé như thế này.”
“Điều này nằm trong ước mơ của tôi đối với các em học sinh ở Việt Nam. Tại v́ một nền mỹ thuật của những cường quốc mà tôi đă đi và có dịp nh́n thấy là họ luôn luôn chú trọng đến thế hệ nền tảng, tức từ mẫu giáo, tiểu học trở lên. V́ đó là một nguồn khách hàng, một nguồn người hưởng thụ, người tiêu thụ nghệ thuật trong tương lai của đất nước đó,” ông nói thêm.
‘Coi thường nghệ thuật h́nh như đă là bệnh măn tính với người Việt’
Họa sĩ Trịnh Cung nói như trút hết những ưu tư mà ông mang nặng bấy lâu, “Nh́n cách thức giáo dục ở đây, tôi lại nghĩ đến cộng đồng Việt Nam. Các pḥng triển lăm, viện bảo tàng Việt Nam mở ra không mấy ai đến xem, v́ ḿnh thiếu người thưởng thức, biết xem.”
Họa sĩ Trinh Cung, “Một nền mỹ thuật thiếu người cổ vũ, thiếu người nuôi dưỡng th́ nền mỹ thuật đó làm sao cất cánh, làm sao ngang hàng với thế giới được?” (H́nh: Ngọc Lan/NV)
“Người Việt Nam, giống phần lớn người Châu Á, trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, là những dân tộc triền miên trong chiến tranh, nghèo khổ, nên nhu cầu của họ không phải là nghệ thuật mà là nhu cầu cơm áo, nhu cầu sống c̣n. Rồi từ đó cuốn đi theo sự giàu có, chú trọng vật chất mà không cần trang bị nghệ thuật. Đối với họ, nghệ thuật không có nghĩa lư ǵ hết,” ông nói.
Giáo Sư Lê Văn Khoa cũng cùng nhận xét, “Người Việt ḿnh ít chú trọng nghệ thuật, bởi v́ họ sống rất thực tế. Cha mẹ nào cũng muốn con đi học bác sĩ, kỹ sư để bảo đảm công ăn việc làm ổn định, c̣n nghệ thuật th́ long bong lắm.”
“Họ tính chuyện chắc ăn nên không mấy ai chọn con đường nghệ thuật để đi. Nhưng về sau, những người đi làm các ngành khác có đam mê với nghệ thuật cũng trở về với nghệ thuật như thú tiêu khiển giải trí. Mà chính v́ vậy nghệ thuật Việt Nam ḿnh không được nổi lên thế giới v́ ḿnh quá thực tế chứ không phải v́ ḿnh không có người tài,” Giáo Sư Khoa nh́n nhận.
“Hàng năm có bao nhiêu người tốt nghiệp đại học, nhưng người sống bằng ngành hội họa, nhiếp ảnh này th́ không được bao nhiêu. Nghệ thuật không làm ra tiền,” nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhă cười buồn khi đưa suy nghĩ.
Họa sĩ Trịnh Cung nói tiếp, “Một nền mỹ thuật thiếu người cổ vũ, thiếu người nuôi dưỡng th́ nền mỹ thuật đó làm sao cất cánh, làm sao ngang hàng với thế giới được? Phải có người cổ vũ, phải có người hưởng thụ, phải có người tiêu dùng th́ nền mỹ thuật mới trôi chảy được. Chứ một nền mỹ thuật mà khi triển lăm chỉ có các đồng nghiệp đến xem, rồi ra về, th́ nền mỹ thuật đó không sống được. Coi thường nghệ thuật h́nh như đă là bệnh măn tính với người Việt.”
“Thế nên chúng ta cần quan tâm đến việc đào tạo người xem tranh để cân bằng với đào tạo người vẽ tranh. Hai điều này phải song hành với nhau th́ mới như đôi cánh bay lên được, chứ nghệ thuật mà thiếu một cánh th́ làm sao bay?” Ông đặt câu hỏi.
Hăy nâng niu khả năng nghệ thuật của con em
Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhă “đề nghị,” “Nghệ thuật không làm ra tiền. Nhưng cha mẹ nên khuyến khích, ủng hộ con theo năng khiếu của nó, đừng ép nó đi theo con đường cha mẹ muốn.”
Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhă say sưa chụp lại những tác phẩm của các em học sinh gốc Việt. (H́nh: Ngọc Lan/NV)
Giáo Sư Lê Văn Khoa ưu tư: “Ở đây có rất nhiều tranh ảnh của học sinh Việt Nam. Không biết cộng đồng ḿnh có ư hướng ǵ trong việc chuyện thúc đẩy các em đi lên hay không. Nếu không có th́ tất cả rồi sẽ mai một đi thôi, v́ các em thấy làm mà không được khuyến khích, làm những công việc khác có nhiều tiền hơn th́ tất cả rồi sẽ bỏ đi.”
“Có nhiều bức h́nh ở đây khiến tôi chú ư bởi v́ những người nhiếp ảnh lớn chưa thể làm được như thế này, trong khi các em lại làm được, nên ḿnh mới thấy ư tưởng của giới trẻ sẽ c̣n đi xa hơn nữa nếu nó được chấp nhận và khuyến khích. Đó là điều tôi muốn nói, ḿnh phải làm sao giúp cho các em đi xa hơn,” Giáo Sư Lê Văn Khoa nói thêm.
Trịnh Cung tiếp lời: “Tôi chỉ muốn nói thêm với các bậc phụ huynh rằng, các vị hăy quư trọng mảng nghệ thuật này ở các em và nên treo trong nhà các bức tranh của con em ḿnh thay v́ phải bỏ tiền ra đi mua tranh chép. Đừng nên coi thường sáng tạo của các em. Hăy hănh diện về năng khiếu của con ḿnh. Tôi hy vọng về lớp trẻ gốc Việt trong tương lai được đào tạo nơi đây.”