VBF-Đi Paris, Little Saigon rồi tới cả Frankfurt nhưng du khách Việt không thấy phở ở đâu ngon bằng trên chính quê hương. Có thể nói phở ở nước ngoài đắt hơn nhưng vẫn không đủ vị hoặc không giống vị như quê nhà. Chính v́ thế nhiều người vẫn phải về để... ăn phở.
Ẩm thực là nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc và vùng lănh thổ. Những ai đă từng ở Hà Nội, quá giang Hà Nội, không thể không thưởng thức món phở Hà Nội. Lại càng nhớ hương vị phở Hà Nội hơn khi mỗi lần xa Thủ đô yêu dấu.
Một quán Phở rất đông khách ngay trong ḷng Thủ đô Paris, Pháp
Xếp hàng “kêu” phở
Buổi sáng, trước khi bay ra nước ngoài, chúng tôi kéo nhau tới quán phở ḅ ở phố cổ Hà Nội làm một chầu cho đỡ nhớ. Ai cũng biết đó là một trong những quán thu hút giới sành phở Hà Nội. Ngày nào cũng vậy, ở đây vẫn diễn ra cảnh xếp hàng “kêu” phở, Tây, ta không phân biệt. Đến lượt, chúng tôi trao tiền cho hai tô tái gầu. Quả nhiên, danh bất hư truyền, hương thơm của hành, gầu và quẩy thật đặc biệt, dự vị cứ lắng đọng măi, theo chúng tôi lên tận Sân bay quốc tế Nội Bài.
Sau gần hai chục giờ bay, chúng tôi lần lượt quá cảnh tại Hồng Kông (Trung Quốc), qua biển xanh Thái B́nh Dương, đáp xuống đất Mỹ ở phi trường quốc tế California. Hai ngày lưu lại khách sạn Victoria, chúng tôi ngán những món điểm tâm của Tây, đề nghị Tân - hướng dẫn viên du lịch - đưa đến quận Cam, có nhiều quán phở. Tân liền kéo chúng tôi vào Little Sai Gon.
Cách trang trí, sắp đặt bàn ăn mang đậm nét Sài thành. Trong quán bày bộ Tam Đa, bàn thờ thần Tài, đèn nến sáng trưng, khói hương bay bay. Sau này, chúng tôi thấy quán nào ở quận Cam cũng có chung một h́nh ảnh đó. Tới khi cô phục vụ bưng khay phở đến bên, chúng tôi thấy nổi bật chất rau sống: rau giá dài, mập, hành lá to, củ bự, ớt đỏ tươi, không hề bé; húng, chanh cũng vậy.
Bát phở nóng mang hương vị quê nhà nhưng thiếu quẩy. Nó rất khoái khẩu, không hàm nghĩa là thứ độn như ai đó từng nghĩ dưới thời bao cấp. Những tia nắng vàng buổi sáng ở California tràn qua khung cửa sổ, bừng sáng trên những khuôn mặt lấm tấm mồ hôi sau khi ẵm gọn bát phở vào ḷng. Giữa những cái b́nh thường ở Little Sai Gon này, khi chia tay chúng tôi có chung một cảm nhận: nơi đây chủ yếu phục vụ người phương Đông, hiếm thấy người da trắng. Tới khi qua các thành phố New York, Boston, Chicago, chúng tôi không t́m được quán phở nào như Little Sai Gon ở California.
Phở Th́n Paris
Từ Chicago, chúng tôi tới sân bay Charles De Gaulle (Pháp). Thủ đô ánh sáng về đêm càng nhộn nhịp. Xe điện chạy ngược xuôi. Qua vài phố cổ, xe chúng tôi tới trung tâm quận 13, dừng trước quán phở Th́n, chính là hậu duệ phở Th́n. Chủ quán giọng Hà Nội, cởi mở: “Mời các anh vào nhà. Xin cho biết tái hay chín, vui ḷng đợi một lát”. Việc trang trí mang đậm màu sắc dân tộc.
Giữa nhà có 2 nón bài thơ Huế, đôi lộc b́nh Bát Tràng cao 1,5m, phía trên treo bộ tứ b́nh khảm trai của Phú Xuyên (Hà Tây cũ) thể hiện tùng, cúc, trúc, mai, cả tranh sơn mài tháp Rùa hồ Gươm. Những chao đèn làm bằng nón nhỏ, tạo khung cảnh rất Hà Nội. Thấm mệt, cả đoàn chúng tôi đánh trôi tô phở thơm ngon hơn ở Mỹ. Ở đây giá mỗi tô phở tới 15 euro, không phải ít, nhưng cứ phải ăn để hiểu phở Hà Nội ở nước ngoài ra sao.
Ông Ngữ quá nửa cuộc đời sống ở Hà Nội, la cà đủ các quán phở, nhận xét: “Nước phở Th́n Paris thua xa nước phở Luận Hà Nội những năm 30, 40 thế kỷ trước. Với phở, thứ ngon nhất chính là nước dùng. Để có nồi nước dùng thật ưng ư phải rất công phu, phải có xương rửa sạch, thêm cái đuôi ḅ ninh kỹ hàng chục tiếng đồng hồ. Lửa phải nhỏ, khi nước dùng sôi lên, hớt váng liên tục, nước dùng mới trong”. Hướng dẫn viên Tân nói xen vào: “Cháu là dân Sài G̣n, sang đây từ trước ngày giải phóng, thấy phở Th́n Paris có nhiều nét hao hao phở lẫn giá sống của miền Nam. Thế th́ phở Th́n Paris chưa phải là phở ngon đích thực Hà Nội”.
Chuyện ở quán phở Tàu Bay
Chúng tôi tạm chấm dứt chuyện phở để lên xe đi thăm tháp Eiffel - điểm hội tụ của khách du lịch tứ xứ - rồi xuống du thuyền trên sông Seine lung linh ánh đèn màu, trải dài hai bên bờ là những khu nhà cổ kính trang trí hoa văn cầu kỳ.
Sáng hôm sau, chúng tôi lên xe, tới điểm tâm ở quán phở Tàu Bay. Bên bàn tṛn, ông Ngữ lại kể chuyện: “Quán phở Tàu Bay Hà Nội xưa kia nằm trên phố Bà Triệu. Bánh phở mềm - không có phoóc môn - đủ độ dai, không bở, không nát, không chua, không làm đục nước dùng. Lát thịt ḅ chín thái mỏng, thơm, mềm, có màu tươi, không đen sẫm. Hương vị hành hoa, rau thơm, giấm, ớt, hạt tiêu ḥa trong nước dùng trong, ngọt, đó chính là phở ngon gia truyền”.
Nghe dứt chuyện, Tân nói: “Các bác, các chú xem ḱa, nửa quán là người Pháp đang ăn. Họ khoe với bạn bè được mời “Đây là quán phở Hà Nội”. Họ dịch phở sang tiếng Pháp là “soupe Chinoise”, nghĩa là canh Tàu, cháu nghe thấy tự ái và hơi buồn bởi chả quán phở nào trên đất Paris này giải thích cho họ hiểu thứ phở họ đang ăn là món ẩm thực của người Hà Nội - Việt Nam sáng chế ra”.
Những ngày ở Thủ đô ánh sáng, mỗi buổi hoàng hôn, chúng tôi thường lang thang trên những con phố nhỏ ở trung tâm quận 13. Tại đây, không phải chỉ có phở, c̣n có nhiều quán cơm của người ḿnh, nổi tiếng là quán Rồng Vàng Đũa Tre, Đũa Ngọc. Một tờ báo Pháp đă viết ở Paris hoa lệ này có tới 600 cửa hàng ăn Việt Nam: chả cá Lă Vọng, bún chả Hàng Mành, bánh cuốn Thanh Tŕ, cơm tám gị chả, bún ḅ gị heo Huế, hủ tiếu Nam bộ...
Phở tái lăn ở miền Tây Đức
Rời Paris, chúng tôi tới phi trường De Berdeaux, đáp Boeing 777 của hăng Air France, hạ cánh xuống Frankfurt Am Mai (Đức). Đoàn vừa ra khỏi nhà ga hàng không th́ trời sập tối. Tân hướng dẫn đường đi cho anh lái xe, tới phố ăn đêm nhảy nhót tới sáng, ở cửa mỗi quán nào cũng có một vũ nữ, đủ màu da, mặc hở hang, phô diễn điệu múa thật khêu gợi. Chúng tôi vào quán cao lầu Hải Âu của người ḿnh mở ở dưới hầm. Bài trí bên trong không cầu kỳ. Trên 4 bức tường treo tranh phong cảnh Hà Nội, vài giỏ hoa phong lan giả, cau cảnh. Khách ăn phần lớn là người ḿnh.
Chúng tôi được mời bia Radeberger, thứ bia nổi tiếng của Đức. Rồi những tô phở nóng được các cô phục vụ bưng tới, không quên “Chúc quư khách ăn ngon miệng”. Tô phở tái lăn ở miền Tây Đức xem ra cũng b́nh thường như phở ở California và Paris.
Quả thực có đi xa Hà Nội mới thấu hiểu giá trị của hương vị phở Hà Nội. Và điều dễ nhận thấy là dẫu phở Hà Nội ở nơi nào trên đất khách vẫn không thể bằng phở ở Hà Nội. Bởi nhiều quán phở của người ḿnh, tuy có thịt ngon, nước dùng ngọt, gia vị đầy đủ, nhưng lại không có bánh phở tráng bằng gạo, phải thay bằng ḿ ống của Thái Lan, khô và dài, khiến người ăn thấy đây là ḿ, không phải phở. Chúng tôi hỏi, các chủ quán đều lắc đầu: “Tây không cho phép mở xưởng tráng bánh phở bằng gạo, nước trắng chảy lênh láng, làm ô nhiễm môi trường”.
Trở về Thủ đô ngàn năm văn hiến, chúng tôi nhận được thông tin mới. Phở Hà Nội đă lọt vào top 50 món ăn hấp dẫn nhất thế giới. Phở, bún chả, bún thang cũng là 3 món ăn của Hà Nội nằm trong danh sách 12 món ăn Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận đạt kỷ lục ẩm thực châu Á. V́ thế, phở Hà Nội đă níu chân du khách quốc tế, họ càng thêm yêu vẻ thơ mộng khác biệt của một trong những thành phố cổ kính nhất trên thế giới.