VBF-Những căn bệnh liên quan đến bệnh ho bạn cần phải biết. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ho, ho măn tính. Ngoài ra có những mẹo nhỏ để giúp giảm ho.
BS Nguyễn Thị Nhuận
Mùa cúm năm nay 2017-2018 đặc biệt nặng. Bệnh nhân thường bị ho kéo dài, có khi hơn tháng hay đôi khi cả 2 tháng khiến cho cuộc sống trở nên rất buồn bực và đau khổ v́ đi đâu cũng mang cái ho theo khiến mọi người chung quanh đều... ái ngại. Đi khám bệnh th́ thường được trấn an, đôi khi được cho uống thuốc trụ sinh.
Nhưng thường là ho vẫn hoàn ho, có người phải uống hai lần trụ sinh cách nhau một, hai tuần mà cũng vẫn ho trở lại. Trong khi đó, rất nhiều khuyến cáo ở khắp nơi nói rằng không nên lạm dụng trụ sinh v́ sẽ đem đến t́nh trạng tạo ra những con vi trùng "siêu nhân" (superbug) chống lại hết tất cả những thuốc kháng sinh hiện có. T́nh trạng này thật nguy hiểm và đă xảy ra rồi, với khoảng vài trăm ngàn người chết mỗi năm v́ nhiễm phải superbug không có thuốc chữa.
Vậy tại sao chúng ta ho? Và khi nào th́ nên đi khám bệnh, khi nào th́ cần uống trụ sinh?
Ho là cách phản ứng của cơ thể khi có một cái ǵ đó gây khó chịu nơi cổ họng hoặc đường thở. Sự khó chịu này kích thích các dây thần kinh gửi một thông điệp đến óc. Sau đó, óc sẽ khiến các bắp thịt trong ngực và bụng co thắt và đẩy không khí ra khỏi phổi để làm vật gây khó chịu đó phải văng ra. Đó chính là ho. Chừng nào mà cổ họng chúng ta c̣n bị khó chịu v́ sưng, v́ có đờm, chất nhờn... th́ chúng ta c̣n muốn ho và ho mạnh để đẩy chất đó ra.
Ai cũng lâu lâu ho vài tiếng v́ khó chịu trong cổ họng. Thỉnh thoảng ho vài tiếng là b́nh thường và khỏe mạnh. Nhưng ho kéo dài vài tuần hoặc có đờm màu xanh vàng hoặc có máu th́ cần được khám để t́m nguyên nhân và chữa.
Khi bị cảm, cúm với rất nhiều chất nhầy vướng mắc trong cổ họng, chúng ta có thể phải ho rất mạnh - tốc độ không khí có thể lên tới 500 dặm một giờ. Ho kéo dài và ho mạnh làm bệnh nhân rất mệt và có thể gây ra mất ngủ, đau đầu, xón tiểu và ngay cả gẫy xương sườn.
Nguyên nhân
- Ho "cấp tính": khi ho kéo dài chưa đến ba tuần
Nguyên nhân thường gặp - cấp tính
1. Bệnh cảm
2. Bệnh cúm
3. Hít phải một chất gây khó chịu
4. Bệnh viêm phổi
5. Bệnh ho gà
- Ho "măn tính": khi ho kéo dài đến hơn 8 tuần (4 tuần nếu là trẻ em)
Nguyên nhân thường gặp - măn tính
1. Dị ứng
2. Suyễn (thường gặp nhất ở trẻ em)
3. Viêm phế quản
4. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
5. Chảy mũi phía sau (post nasal drip)
- Những nguyên nhân khác của ho
1. Viêm xoang cấp tính (nhiễm trùng xoang)
2. Chứng co thắt phế quản (một bệnh phổi măn tính, khi có sự giăn nở bất thường các ống phế quản khiến việc thải chất nhầy bị ảnh hưởng)
3. Viêm ống phế quản nhỏ bronchiolitis (thường ở trẻ nhỏ)
4. Nghẹn thở (choking) (nhất là ở trẻ em)
5. Viêm xoang măn tính
6. COPD (bệnh phổi tắc nghẽn măn tính)
7. Viêm khí quản (đặc biệt ở trẻ nhỏ)
8. Bệnh xơ nang (cystic fibrosis)
9. Bệnh khí thủng (emphysema)
10. Suy tim
11. Viêm cổ họng
12. Ung thư phổi
13. Các loại thuốc được gọi là thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
14. Các bệnh về thần kinh cơ, như chứng parkinson, làm suy yếu sự phối hợp của các đường thở trên và các cơ nuốt.
15. Bệnh nhiễm RSV - thường ở trẻ nhỏ
16. Bệnh lao
Nh́n danh sách trên ta thấy nguyên nhân của ho rất nhiều và phức tạp, không phải lúc nào cũng t́m được nguyên nhân. Do đó, bệnh nhân cần biết khi nào th́ không thể xem thường triệu chứng ho mà phải đến gặp bác sĩ để định bệnh và chữa bệnh. Nên gọi bác sĩ lấy hẹn nếu ho không hết sau vài tuần hoặc nếu bạn:
Ho ra đờm đặc màu xanh vàng
Thở kḥ khè
Sốt hơn 100 F (38 C)
Thở hụt hơi (short of breath)
Đó là hẹn đi khám bệnh. C̣n khi bạn có những triệu chứng sau đây th́ cần t́m kiếm sự chăm sóc khẩn cấp (đến pḥng cấp cứu của bệnh viện):
Nghẹn thở (choking)
Khó thở hoặc khó nuốt
Ho ra đờm có máu hoặc nhuốm đỏ
Tự chăm sóc
Ho là một phản ứng có lợi của cơ thể để chống lại những bệnh gây ra khó chịu nơi cổ họng. Do đó, có thể không cần phải uống thuốc ho. Thuốc ho thường chỉ nên dùng khi không t́m ra nguyên nhân ho và bệnh nhân bị rất khó chịu. Nếu uống thuốc ho, cần theo đúng các hướng dẫn dùng thuốc. Không cho trẻ em dưới 4 tuổi uống thuốc ho mua tự do nếu chưa hỏi ư kiến bác sĩ.
Để giảm ho, hăy thử:
Ngậm kẹo ho hoặc kẹo cứng. Chúng có thể làm giảm bớt ho và làm dịu cổ họng. Tuy nhiên, đừng cho trẻ dưới 6 tuổi ngậm kẹo v́ nguy cơ bị nghẹn thở.
Uống mật ong. Một th́a mật ong có thể giúp bớt cơn ho. Không cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng mật ong.
Làm ẩm không khí. Sử dụng máy xông hơi vaporizer hoặc tắm ṿi sen ấm.
Uống nhiều chất lỏng sẽ giúp làm loăng chất nhầy trong cổ họng. Các chất lỏng ấm, như nước canh hoặc nước chanh có thể làm dịu cổ họng của bạn.
Tránh khói thuốc. Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá có thể làm cơn ho nặng hơn.
|