VBF-Câu chuyện tâm sự của một người có người bạn đi du học ở Mỹ. Nay đă 20 năm mà không thấy viết hay liên lạc được. Biết rằng chắc họ cũng khó khăn và cũng chỉ mong gặp lại được.
Bài H̉A GIA
Tính tới thời điểm này th́ Châu đi Mỹ được hai mươi năm. Từ hồi đi đến giờ Châu chỉ về thăm quê một lần duy nhất. Có lần tôi đang làm việc ở Sài G̣n th́ Châu gọi về. Chúng tôi nói chuyện điện thọai khá lâu. Châu quan tâm đến việc học hành của tôi, biết tôi đă lập gia đ́nh, và khi con gái đến tuổi mẫu giáo, tôi gửi con cho người thân chăm sóc, vào Sài G̣n vừa đi làm vừa học thêm. Nghe tôi nói ước mơ du học chương tŕnh sau đại học, Châu hứa sẽ giúp đỡ tiền bạc.
Mấy tháng sau, Châu lại gọi về, hỏi han. Tôi cho Châu biết không muốn du học nữa. Tuy vậy, nếu Châu giúp đỡ tiền th́ tôi vô cùng biết ơn.
Châu im lặng trong vài phút rồi nói thật là Châu cũng quá khó khăn. Thôi th́ hoàn cảnh tôi đă như vậy, Châu sẽ gửi cho tôi $1,000 USD. Châu không cho tôi cám ơn mà thúc dục tôi đọc địa chỉ để Châu ghi và gửi tiền về. Nhưng rồi tôi chẳng bao giờ nhận được tiền của Châu.
Nhà Châu ngày xưa ở gần nhà tôi. Chúng tôi đi qua tuổi học tṛ đầy nhọc nhằn và chẳng bao giờ tưởng được có ngày sẽ chia ly biền biệt.
Mùa hè năm 1997 tôi đang kỳ thi tốt nghiệp đại học th́ Châu cho biết anh chuẩn bị đi Mỹ du học. Anh học chương tŕnh MBA để lấy bằng Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh. Châu tổ chức tiệc vào cuối tháng và mời tôi về họp mặt chia tay. Tôi không về được v́ bận thi. Châu bay trong tuần đó, chẳng biết Châu giận tôi không mà chẳng nhắn gửi lại ǵ.
Đại lộ Lê Lợi, nơi có hàng cây hoa sữa mỗi độ xuân về hương hoa thơm nồng. Trong nỗi chán chường dai dẳng suốt ngày thấm mưa bụi xứ Huế, tôi mơ màng về mùa xuân hai mươi năm trước, tôi đă ngồi cùng Châu trong quán cà phê Hương Sen bên bờ sông Hương. Anh đă trút những lời phiền muộn chia tay. Con tim bất kham của tôi không chịu thừa nhận anh thuộc mối t́nh đầu để rồi măi khi về Đà Nẵng tôi mới sực tỉnh là ḿnh vẫn chưa biết là anh đă bay đi.
Tôi không giàu trí tưởng tượng nên hiếm khi nghĩ chuyện một người bay hoặc biết bay được sẽ như thế nào? Phim ảnh đă khiến tôi buồn đến nẫu ḷng v́ những nhân vật bay trong phim bao giờ cũng xa lạ với hoàn cảnh của ḿnh.
Bạn cùng lớp ngày xưa, có người từng du học, trở về. (Ḥa Gia)
Hôm Chủ Nhật tôi được mời đi dự tiệc chia tay của một du học sinh, cháu Nga con gái của vợ chồng anh bạn ở Quảng Ngăi. Tôi vào Quảng Ngăi và cùng gia đ́nh anh bạn đưa tiễn cháu gái đến sân bay Đà Nẵng, chuẩn bị cất cánh đi Tokyo. Về phía du sinh tôi hiểu họ đến những chân trời mơ ước, những trải nghiệm của họ lại càng nằm ngoài hiểu biết của tôi, nhưng tôi đă không nói ra một sự thể khác là tôi từng bay: bay đi rồi bay về.
Có dạo tháng nào tôi cũng nhảy xe ô tô, lănh đủ nỗi ê chề nên bay theo tuyến hàng không giá rẻ, nhiều khi phải đợi cả ngày máy bay mới cất cánh và xuống sân bay, ra khỏi phi trường th́ kẹt xe cả đêm. V́ cái sự nhảy xe, nhảy tàu, bay giá rẻ tôi đâm bi quan khi đề cập đến chuyện bay, nhảy trong những giai đoạn đời ḿnh.
Nhà tôi ở vùng quê, mặc dù giáp ranh khu đô thị mới. Tôi sống chủ yếu ở thành phố: ăn cơm bụi, ngủ pḥng trọ, thường xê dịch trong Nam ngoài Bắc. Mơ đủ tiền mua một căn hộ chung cư khu vực nội đô. Mấy năm nay tôi cố định địa chỉ thường trú nơi quê nhà, tạm coi đă thành “một cơi đi về.” Công việc người dân quê “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”: vất vả, gian khổ, cơ cực.
Tôi thường lo lắng khi thấy đôi vợ chồng nông dân cùng xóm vẫn chở nhau ra thành phố làm thuê. Anh chồng ngày trước là chỗ bạn học cùng lớp, giỏi toán lư hóa nhất lớp. Thay v́ thi đại học kiến trúc, làm một kiến trúc sư, anh đi làm thợ hồ cho mấy công ty xây dựng. Họ kiếm ra tiền và có một ngôi nhà tươm tất. Tôi không bao giờ làm nổi những công việc loại đó nên cái từ bay ở cửa miệng họ phát ra khiến tôi chạnh ḷng.
Họ bảo, “Sáng, vừa ngủ dậy, chưa kịp cơm nước đă bay.” Ư họ là phóng tới chỗ làm nhưng họ bay chung trên chiếc xe máy. Bốn đứa con của họ ở nhà tự lo cho nhau. Họ bay như thế và thấy tốt chán, thời buổi này sao công việc dành cho họ nhiều thế, họ tha hồ làm thuê, làm mướn, có làm th́ có ăn, không làm ǵ để kiếm tiền mà c̣n nay đây mai đó, có mà tán gia bại sản - họ lí sự.
Cháu trai gọi tôi bằng cô nhăn nhó, “Chú ấy công nhân xây dựng thời vụ, lương hơn 10 triệu (gần $440)/tháng, gấp rưỡi lương kiến trúc sư mới ra trường như con!”
Ngày ngày tôi ngồi im lặng gơ chữ, những con chữ vừa như trải thảm, vừa như giăng lưới, tôi sẽ bị bủa vây, lưới bắt, hay tôi được nâng bước?
Cháu Nga và bạn cùng trường, chuẩn bị du học Nhật lấy bằng thạc sĩ
Một đêm tôi mơ thấy ḿnh bay lên trời. Tôi bay thật sự dù không có cánh, tôi từ mặt đất mà bay được như thế thật khó hiểu, điều tôi hiểu là tôi phải bay v́ có kẻ săn đuổi từ phía sau. Trong mơ tôi bay như một siêu nhân nhưng v́ là giấc mơ nên tôi đă kết thúc chuyến bay như thế nào tôi không sao nhớ được, cũng không biết mục đích kẻ săn đuổi. Mà thôi, bay trong mơ viết ra thật phiền ḷng người đọc. Tôi không phải là nhà chiêm tinh đoán mộng để đủ sức hóa giải bí ẩn giấc mơ “Bay”.
Có một câu chuyện tôi c̣n nhớ dù tôi đọc lâu lắm rồi. Chuyện kể một cô gái biết bay nhưng cô tiết lộ cho người khác biết điều bí mật đó th́ cô chết. Tội nghiệp cô bé, cô phải chết dù bay được có nghĩa là thăng hoa. Một anh bạn thân của tôi đă viết câu chuyện này, anh ta là nhà văn trẻ và câu chuyện anh ta kể cũng gây xúc động. Anh từng mơ sẽ bay cao, bay xa nhưng anh chết trên chuyến bay định mệnh từ Việt Nam sang một trường quốc tế, cũng bởi giấc mơ du học ngành điện ảnh, làm một đạo diễn phim lừng danh. Tôi vẫn như thấy anh lúc c̣n sống, không bay mà làm việc, những việc mà chúng tôi mong muốn là viết và mơ được thừa nhận như một tài năng.
Gần đây tôi nhận được email của một người đàn ông. Anh ta dấu tên thật nhưng có nói đă đọc thấy tên tôi trong list bạn bè. Anh bảo đang sống và làm việc ở Mỹ sau nhiều năm du học. Công việc của một trưởng pḥng kinh doanh trẻ như anh có ǵ làm tôi xúc động? Tôi quá cô độc nên bám vào những email từ Mỹ của anh. Tôi chẳng biết ǵ về anh ngoài một cái nick, cũng đủ lớn để hiểu ḿnh chẳng c̣n tiền để bay đến chỗ anh. Có lần anh kể rằng anh chịu lạnh đă quen, nhưng vẫn tê cóng sau một ngày làm việc trở về nhà. Nơi anh sống vào mùa đông các sông hồ đều bị đóng băng, tuyết phủ dày đặc và gió thổi rất to. Anh phải sống khép kín suốt gần hai mươi năm dài – anh viết cho tôi như thế - anh chẳng có chút thời gian để sống cho riêng ḿnh, chưa từng biết chuyện lứa đôi.
Tôi vẫn trông chờ anh bay về thăm tôi, nhưng một tấm h́nh anh vẫn e dè không chịu gửi khiến tôi hiểu được gặp anh tôi cũng không biết anh là ai. Anh đă lí sự rằng, “Môi trường sống và làm việc tại Việt Nam chưa phù hợp với kiến thức đă được học ở Mỹ, như vậy tại sao đi Mỹ như anh phải trở về. Sự khác biệt và sốc văn hóa là một kinh nghiệm thực tiễn để anh đắn đo khi muốn trở về cống hiến cho đất nước tấm bằng tốt nghiệp.”
Mặc dù càng ngày những mail anh gửi tôi càng ít đi, anh nói là bận triền miên. Đôi khi nghĩ đến anh tôi liên tưởng đến Châu. Nhưng Châu đă biến mất một cách khó hiểu. Pḥng lưu học sinh thuộc Đại Sứ Quán Việt Nam tại Mỹ mấy năm trước có thông báo cho gia đ́nh và bạn bè Châu (trong đó có tôi) biết, nhưng quá tŕnh t́m kiếm thông tin cũng như tung tích của Châu không hiệu quả.