Thật cảm phục những phụ nữ người Việt Nam sang sinh sống ở nước ngoài. Người phụ nữ trên vai c̣n ghánh nặng gia đ́nh mà sự nghiệp vẫn thành công rực rỡ. Họ phải trải qua tuổi thơ khó khăn nhưng những nữ doanh nhân gốc Việt như Jenny Tạ, Michelle Phan, Lê Thị Lượng, Lê Hồ,… đă gây dựng nên những công ty trị giá hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đô nơi đất khách quê người.
Những nữ doanh nhân gốc Việt thành công ở nước ngoài.
Jenny Tạ – “nàng Lọ Lem phố Wall”
Jenny Tạ rời Việt Nam đến Mỹ khi mới 6 tuổi cùng anh trai và người mẹ đơn thân nghèo.
Năm 25 tuổi, cô lập Vantage Investments nhưng nhanh chóng thua lỗ, phải vay 100.000 USD của mẹ để vực dậy công ty. Công việc kinh doanh của Jenny Tạ xoay chiều chỉ sau 2 tháng, đến năm 1999, cô đủ tiền trả cho mẹ cả gốc và lăi.
Năm 2001, Jenny Tạ bán Vantage Investments, thu về khoản lời hàng triệu USD. 3 năm sau, cô tiếp tục điều hành công ty chứng khoán Titan, chuyên về tư vấn đầu tư, mua bán sáp nhập, và rồi lại bán công ty này với mức giá mà Jenny từng thừa nhận là “không thể chối từ”.
Tổng số tài sản ở hai công ty của Jenny Tạ lúc này lên tới 250 triệu USD.
Rời nghiệp chứng khoán, Jenny Tạ bắt tay vào xây dựng một công ty chuyên về truyền thông xă hội Sqeeqee.com.
Đây là công ty đầu tiên trên thế giới khai sinh khái niệm “Social Networthing” – một mạng xă hội giúp mọi người kết nối và kiếm lợi nhuận. Giá trị của Sqeeqee hiện ước tính lên tới cả tỷ USD.
“Phù thủy trang điểm” Michelle Phan
Cách đây 11 năm, Michelle Phan (tên tiếng Việt là Phan Tuyết Băng) bắt đầu tải lên Youtube những đoạn video hướng dẫn trang điểm quay bằng máy quay cầm tay và hiện nay Youtube riêng của cô đă có hơn 8,9 triệu người theo dơi.
Năm 2011, Michelle Phan cùng hai cộng sự đồng sáng lập Ipsy – công ty kinh doanh mỹ phẩm chuyên cung cấp dịch vụ đăng kư mua mỹ phẩm trọn gói mà theo đó, bằng việc đóng khoản phí 10 USD (khoảng 225.000 VNĐ) mỗi tháng, bạn sẽ nhận được một bộ 5 sản phẩm làm đẹp bất kỳ bao gồm mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc móng và nước hoa.
Năm 2013, Michelle Phan ra mắt ḍng sản phẩm trang điểm có tên EM Cosmetics, hợp tác cùng đại gia mỹ phẩm L’Oreal. Tuy nhiên, EM có doanh số rất ảm đạm, chủ yếu v́ giá quá cao. Sự thất bại này đă khiến cô rơi vào trầm cảm. Sau đó, cô ngừng đăng video mới lên kênh YouTube và quyết định đi du lịch ṿng quanh thế giới để lấy lại tinh thần.
Đầu năm 2017, cô quyết định ra mắt lại thương hiệu mỹ phẩm EM Cosmetics và tháng 9/2017, Michelle Phan quyết định rời Ipsy để chuyên tâm xây dựng thương hiệu mỹ phẩm riêng ḿnh.
Leuang Litdang – “sao sáng đất Lào”
Bà Leuang Litdang (tên tiếng Việt là Lê Thị Lượng) là Chủ tịch Dao Heuang Tập đoàn Dao Heuang. Dao Heuang hiện là doanh nghiệp tư nhân lớn bậc nhất đất Lào, hoạt động kinh doanh mở rộng trên nhiều lĩnh vực trồng và chế biến cà phê, kinh doanh cửa hàng miễn thuế, hàng tiêu dùng,… trong đó nổi tiếng nhất là cà phê.
Cái tên Dao Heuang – Đào Hương xuất phát từ tên con gái bà Lượng, tên Hương. Đào Hương tiếng Việt có nghĩa là Sao Sáng, đổi sang tiếng Lào bà cũng giữ luôn ư nghĩa. Bà ước mơ dẫn dắt doanh nghiệp này trở thành một ngôi sao sáng trên thương trường Lào và Đông Nam Á.
Sinh ra trong gia đ́nh nghèo khó, có tới 8 anh chị em, từ nhỏ bà đă lăn lộn làm thuê đủ mọi nghề. Lớn lên một chút, bà đi gánh nước, giặt ủi áo quần thuê. Thu nhập ít ỏi, bà t́m đường lên Vientiane bán bún cà ri, bánh khọt, bánh gai. Dành dụm được chút vốn, bà qua Bangkok học nghề may, sau đó về mở cửa hàng tạp hóa.
Buôn bán từ nhỏ, bà nhạy bén trước các cơ hội kinh doanh. Những năm 1976 – 1980, bà con người Việt sang Lào làm ăn nhiều, bà mở một quầy tạp hoá phục vụ họ, thu nhập cũng ổn định hơn.
Đến giữa thập niên 80, khi Lào chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, bà Lượng bước vào ngành kinh doanh cà phê. Sau một thời gian, bà nghĩ rằng thay v́ đi mua cà phê, chi bằng tự ḿnh sản xuất. Đây là ư tưởng khiến bà dấn thân vào nghiệp trồng cây cà phê trên đất Lào.
Sau 10 năm, Dao Heuang vươn lên trở thành doanh nghiệp trồng, thu mua và xuất khẩu cà phê lớn nhất Lào. Không dừng lại ở đó, Tập đoàn c̣n mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất nước tinh khiết đóng chai, trái cây sấy, trồng và chế biến trà xanh, nước trà đóng chai, kinh doanh khách sạn, xây dựng chợ…
Năm 2012, bà được Thời báo Nhật Bản b́nh chọn là 1 trong 100 CEO châu Á trong kỷ nguyên mới.
Darunee Kriboonyalai – nữ doanh nhân gốc Việt thành công nhất tại Thái Lan
Bà Darunee Kriboonyalai sinh ra trong gia đ́nh có bố mẹ gốc Hà Nội, lưu lạc sang Lào rồi sau bao thăng trầm đă định cư ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Sau khi bố mẹ ly dị, bà Darunee sống với mẹ làm nghề buôn bán lẻ dược phẩm giữa đất Bangkok.
Bà là một trong số ít những người Thái gốc Việt thi đậu vào trường đại học danh tiếng Chulalongkorn University. Tốt nghiệp với chuyên ngành kế toán loại giỏi, bà Darunee lập gia đ́nh với một người Thái gốc Hoa và hai vợ chồng bắt tay vào sự nghiệp kinh doanh của ḿnh.
Với số vốn vài chục ngàn baht ít ỏi, vợ chồng bà Darunee đă mở một đại lư chuyên máy lạnh York của Mỹ ở Bangkok. Sau gần 7 năm kinh doanh, ở tuổi 30, bà đă thành lập được công ty riêng chuyên sản xuất máy lạnh Senator.
Từ một nhăn hiệu c̣n xa lạ, chỉ trong vài năm, máy lạnh Senator trở thành một thương hiệu quen thuộc với mỗi người dân Thái Lan với doanh thu lên đến 500 triệu baht (tương đương với 15 triệu USD) hằng năm. Vợ chồng bà Darunee c̣n có cổ phần trong nhiều công ty sản xuất, kinh doanh điện máy lớn khác ở Thái Lan.
Ở độ tuổi 60 và là chủ của một doanh nghiệp lớn, bà Darunee được giới kiều bào đánh giá là một người con gốc Việt thành đạt nhất ở Thái Lan hiện nay. Ba người con của bà đều thành đạt và đều có công ty riêng.
Diem Fuggerberger – bà chủ đế chế thực phẩm thành công ở Australia
Khi mới 7 tuổi, Diem Fuggerberger đă cùng gia đ́nh di cư sang Australia. Hành tŕnh của họ rất nguy hiểm v́ tàu chở hơn 500 người gặp cướp biển, cạn kiệt lương thực và suưt lật v́ băo.
Sau khi thoát nạn trên biển, họ phải sống trên một đảo của Indonesia trong 18 tháng trước khi chính phủ Australia chấp nhận họ.
Tài sản duy nhất mà họ mang tới Australia là quần áo. Không có tiền, chẳng nói nổi một từ tiếng Anh, cuộc sống ban đầu của cô và gia đ́nh khá cơ cực, theo lời kể của cô với News.com.au.
Dù nghèo, gia đ́nh vẫn cố gắng cho Diễm học hành. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, cô gặp và kết hôn với Werner Fuggerberger, một doanh nhân giàu.
Tuy nhiên, năm 2009, sau khi Diễm sinh hai con, cơ đồ trị giá 27 triệu USD của Werner Fuggerberger sụp đổ v́ khủng hoảng tài chính. Cô và chồng phải bán ngôi nhà nhưng vẫn không thể trả hết khoản nợ khổng lồ.
Vực dậy từ khó khăn, năm 2010, cô thành lập công ty thực phẩm Berger Indgrediens và công ty Coco & Lucas’ Kitchen.
Berger Ingredient cung cấp thực phẩm theo mùa và gia vị, c̣n Coco & Lucas’ Kitchen sản xuất thực phẩm đóng gói và đóng hộp dành cho trẻ em 3-12 tuổi.
Sau 7 năm, cả hai công ty của Diễm đều trở thành doanh nghiệp trị giá nhiều triệu USD.
Ngoài kinh doanh cô cũng thường xuyên nói chuyện trên truyền h́nh hay mạng xă hội để tư vấn kinh doanh cho những phụ nữ rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Lê Hồ – bà chủ “đế chế rác” trị giá triệu đô trên đất Úc
Lê Hồ được biết đến là nhà sáng lập nên “đế chế rác” trị giá 10 triệu USD – Công ty Capital City Waste Services (CCWS) có trụ sở đặt tại thành phố cảng Sydney, Úc.
Khởi nghiệp với một cửa hàng áo cưới nhưng sau đó Lê Hồ nhanh chóng bén duyên với ngành công nghiệp xử lư rác thải.
Chỉ trong ṿng 5 năm bám trụ với nghề, nữ doanh nhân gốc Việt đă khiến cho nhiều người phải thán phục bởi bản lĩnh kinh doanh của ḿnh sau khi biến một công ty đang đứng trên bờ vực phá sản thành một đế chế xử lư rác thải trị giá hàng chục triệu đô la.
Lê Hồ bắt đầu làm quen với kinh doanh từ năm 21 tuổi bằng việc thành lập nên một cửa hàng bán lẻ đầu tiên chuyên bán giày cưới và áo cưới, đặt tên là Honey Bee. Chỉ 6 năm sau, từ một cửa hàng ban đầu đến nay Lê Hồ đă phát triển thành 6 cửa hàng bán lẻ.
Vào năm 2010, nữ doanh nhân trẻ tuổi đă ra một quyết định giúp cô đổi đời khi quyết định tiếp quản công ty quản lư chất thải Capital City Waste Services đang thua lỗ có trụ sở đặt tại thành phố cảng Sydney.
Mặc dù công ty này lúc bấy giờ đă bị thua lỗ gần 20.000 USD/tháng. Cô vẫn đồng ư mua lại với giá 50.000 USD.
Trong năm đầu tiên, cô đă vận hành doanh nghiệp bằng chính chiếc xe tải của ḿnh. Làm việc đến 18 giờ/ngày. Mỗi ngày từ 6 giờ sáng, cô lái xe đi thu gom rác thải, sau đó cô lại nhanh chóng thay quần áo để tham dự vào các cuộc họp vào buổi tối.
Và những nỗ lực của nữ doanh nhân trẻ đă được đền đáp. Sau 12 tháng đầu tiên, doanh thu của Capital City Waste Services đă tăng gấp đôi.
5 năm sau Capital City Waste Services đă “trở ḿnh” thành một doanh nghiệp 10 triệu USD.
Rita Nguyễn – người tạo nên “cách mạng Internet” ở Myanmar
Rita Nguyễn là đồng sáng lập và làm Giám đốc điều hành (CEO) của Squar – mạng xă hội bằng tiếng Myanmar đầu tiên dành cho giới trẻ ở Myanmar.
Sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Bến Tre, Rita Nguyễn đến Canada từ khi c̣n nhỏ.
Tốt nghiệp đại học tại Canada, Rita Nguyễn từng có thời gian làm việc cho Công ty Phát triển tṛ chơi điện tử Electronic Arts (EA) ở Mỹ với vai tṛ phát triển marketing online, truyền thông xă hội và cộng đồng, Rita có công đưa EA vào top 10 thương hiệu mạng cộng đồng nổi tiếng nhất thế giới khi Facebook và Twitter c̣n chưa ra đời.
Năm 2010, thấy nhàm chán ở EA cô quyết định về Việt Nam nhưng sau đó lại chọn Myanmar để khởi nghiệp.
Tại Myanmar, Riat cùng ba thành viên nhóm nghiên cứu sáng lập Squar. Squar cung cấp cho giới trẻ Myanmar một mạng xă hội (mysquar.com) bằng tiếng địa phương, các tṛ chơi online cùng nhiều dịch vụ trực tuyến ngay đúng thời điểm quốc gia 65 triệu dân này vừa thiết lập mạng 3G.
Không giống như Facebook, Squar chỉ tập trung khuyến khích người dùng chia sẻ thông tin và tương tác trong cộng đồng hoặc các diễn đàn theo chủ đề họ quan tâm.
Squar đă tạo được sự khác biệt so với Facebook và các mạng xă hội “nhái” khác tại Myanmar nhờ tạo ra nội dung phù hợp với nhu cầu của người dùng.