Những người Mỹ gốc Việt làm việc trên tàu sân bay Mỹ đang thăm Đà Nẵng. Đối với họ không chỉ là một chuyến công tác mà đó c̣n là ngày về.
Chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay USS Carl Vinson "đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương Việt - Mỹ, cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của nước Mỹ đối với một Việt Nam mạnh mẽ, độc lập và thịnh vượng", ông Daniel Kritenbrink, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói với báo chí ngày 5-3.
Những lănh đạo tàu sân bay, hạm đội hải quân Mỹ cũng đồng t́nh với nhận xét đó. Nhưng với trung tá Hien Trinh, chuyến thăm của USS Carl Vinson, con tàu mà ông phục vụ với vai tṛ nha sĩ, mang đến cảm xúc hoàn toàn khác.
"Một Việt Nam mới"
2 tuổi, cậu bé Hien lênh đênh trên biển cùng với 20 con người. Cha của ông, một sĩ quan trong chính quyền cũ, đánh cược tính mạng của 8 thành viên trong gia đ́nh trên chiếc tàu cá mua vội. Cùng với hơn 180 tàu khác, họ hướng thẳng về Singapore.
"Nhưng đảo quốc khi ấy không tiếp nhận người tị nạn. Họ chỉ cho chúng tôi đồ tiếp tế rồi đẩy chúng tôi thẳng ra biển", Hien Trinh nhớ lại những ǵ đă được nghe từ cha.
Một tàu của hải quân Mỹ sau đó đă cứu vớt con tàu của gia đ́nh ông Hien. Họ được đưa tới định cư tại Lansing, bang Michigan. Giấc mơ Mỹ xem như đă đạt được.
Khi ấy ông quá nhỏ để có thể nhớ chuyện ǵ đă xảy ra, để hiểu thân phận người tị nạn, nhưng "nếu không có sự giúp đỡ ban đầu của một tàu chiến Mỹ, có thể mọi thứ đă chấm dứt", ông Hien viết trong email trả lời đài VOA.
Ông Hiền, một người gốc miền Bắc nhưng sinh ra và lớn lên ở Sài G̣n, quyết định gia nhập Hải quân Mỹ để "trả lại ơn nghĩa" cho quốc gia đă cưu mang họ.
Chuyến thăm của USS Carl Vinson đến Đà Nẵng lần này (từ ngày 5 đến 9-3) không phải là lần đầu tiên ông Hien trở về Việt Nam. Cách đây 10 năm, một sứ mệnh thiện nguyện ở Việt Nam đă thay đổi những ǵ ông Hien nghĩ về cố hướng, một điều mà ông gọi là "thứ cảm xúc lẫn lộn".
"Cuộc chiến vẫn hằn sâu trong tâm trí của cha mẹ tôi và những người ruột thịt, như thể nó vừa mới kết thúc ngày hôm qua", ông Hien viết. "Chiến tranh chấm dứt, nhiều người thân của tôi không c̣n sống... nhưng tôi nghĩ chúng tôi đă vượt qua nó. Chúng tôi, những người Mỹ gốc Việt, rất vui mừng đến với một Việt Nam mới".
Những cảm xúc đau thương, những điều tôi đă được dạy trên đất Mỹ, đang dần dần được thay thế bởi t́nh yêu mà tôi dành cho nền văn hóa và con người nơi đây.
Trung tá hải quân Mỹ Hien Trinh
Những người hai quê
Ông Hien, người đứng đầu bộ phận nha khoa trên tàu sân bay USS Carl Vinson, không phải là người gốc Việt duy nhất trên khi nó đến Đà Nẵng vào ngày hôm qua.
Trẻ hơn ông có Paul Nguyễn, 24 tuổi, một lính hải quân chuyên nghiệp. Cha mẹ Paul quê tại Cà Mau, lần gần đây nhất Paul về Việt Nam là năm 2010.
Trước ông Hien hay cậu lính trẻ Paul đă có Lê Bá Hùng, người đến Việt Nam lần đầu tiên năm 2010 với tư cách hạm trưởng tàu khu trục USS Lassen và trở lại sau đó 5 năm với tư cách người đứng đầu 2 tàu khu trục và chiến đầu ven bờ của Hải quân Mỹ.
Cậu lính trẻ Paul Nguyễn 24 đang làm nhiệm vụ trên tàu Carl Vinson - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Với họ, Việt Nam như một cố hương, quê cha đất tổ, nơi sau tất cả những thứ mà ông Hien gọi là "cảm xúc lẫn lộn", họ lại t́m thấy ḿnh, t́m thấy cội nguồn giữa những người cùng chung màu da, ḍng máu đôi khi là khác tiếng nói.
Hien nói ông thật sự vinh dự khi được góp mặt trong chuyến thăm lịch sử lần này, đánh dấu sự trở lại của một tàu sân bay Mỹ trong hơn 40 năm qua ở Việt Nam.
"Việt Nam là một đất nước với rất nhiều điều hứa hẹn", ông Hien viết. "Tôi sẽ những cảm xúc của tôi về nền văn hóa tuyệt vời của Việt Nam với nhiều người khác.
Từ những băi biển cát trắng đến những dăy núi xinh đẹp, những khu rừng rậm, những ngôi chùa cổ, vẻ tĩnh lặng ngày đông trên các hồ ở Hà Nội. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp với những con người thân thiện, với những địa danh mà tôi hy vọng chúng tôi có thể ghé thăm nhiều lần", bác sĩ Hien Trinh .
"Ẩm thực có lẽ là cách tốt nhất để hiểu một nền văn hóa. Tôi sẽ ăn, ăn nhiều đồ ăn Việt trong chuyến đi lần này", vị nha sĩ gốc Việt không giấu giếm đam mê với ẩm thực Việt Nam.
Therealtz © VietBF