VBF-Phải hỏi thật nếu EU không có Anh th́ ra sao hay chính nước Anh sẽ ra sao khi không có EU?Một điều chắc chắn EU không có nước Anh th́ thay đổi có khi không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nước Anh không có thị trường EU th́ coi như xong!!!
Bài phát biểu quan trọng thứ 3 về Brexit của nữ thủ tướng Anh Theresa May đă diễn ra vào ngày 2/3, trong bối cảnh người đứng đầu Chính phủ Anh đang chịu sức ép không nhỏ do chia rẽ trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền về vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Trong bài phát biểu, Thủ tướng Theresa May bảo vệ quyết tâm của Anh khi rời thị trường chung và liên minh hải quan, nhưng lại mong muốn đạt được thỏa thuận tự do thương mại khác cùng những thỏa thuận hiện có giữa EU với Canada hay Na Uy, thành viên của thị trường chung mà không phải là thành viên Liên minh châu Âu.
Đây là lần đầu tiên bà Theresa May đề cập đến những tác động cụ thể về kinh tế cũng như một số “thực tế khắc nghiệt” đối với nước Anh sau khi bỏ EU mà đi. Thủ tướng Theresa May cũng thừa nhận Anh có thể không đạt được mọi điều mong muốn trong các cuộc đàm phán Brexit. Dù thừa nhận “cuộc sống nước Anh sẽ khác” sau khi rời thị trường duy nhất, nhưng Thủ tướng May đă kêu gọi thỏa thuận thương mại tự do “rộng răi nhất có thể”.
Người đứng đầu Chính phủ Anh nói: “Tôi muốn có sự hợp tác rộng răi và sâu sắc nhất bao trùm nhiều lĩnh vực hơn và hợp tác nhiều hơn bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào khác trên thế giới hiện nay”.
Thủ tướng Anh Theresa May
Giới b́nh luận cho rằng: Điểm nổi bật trong bài phát biểu này của bà May là thể hiện những mong muốn và lập trường của Chính phủ Anh về mối quan hệ kinh tế mong đợi với EU trong tương lai.
Cũng theo bà May, mọi bên đều muốn sự tiếp cận tốt nhất với thị trường của nhau, một cuộc cạnh tranh công bằng - cởi mở, những biện pháp minh bạch để thực hiện các cam kết và giải quyết tranh chấp.
Lănh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn cho rằng: Thủ thướng May đă thừa nhận cách tiếp cận của bà làm giảm khả năng tiếp cận các thị trường châu Âu của Anh.
Trong khi đó, Michel Barnier - Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu về Brexit - lại tỏ ư hoan nghênh bài phát biểu của Thủ tướng, coi đó là “sự chấp nhận những hỏa hiệp” làm rơ hướng cho các cuộc đàm phán sắp tới. Trước đó không lâu, ngày 1/3, ông Michel Barnier đă cảnh báo nước Anh đang tự đóng cánh cửa đàm phán của chính ḿnh nếu tiếp tục giữ cách tiếp cận như hiện nay. V́ bất kỳ rối loạn nào sẽ đem lại kết quả tồi tệ, đồng thời ông nhấn mạnh “các bên đều phải đo lường hậu quả của điều này”.
Song, lănh đạo phe bảo thủ tại Nghị viện châu Âu - Manfred Weber - lại cho rằng vẫn c̣n lo ngại khi Chính phủ Anh tiếp tục “chính sách đà điểu”, không dám nh́n thẳng vào hiện thực.