Biên giới Trung Quốc và Ấn Độ đang liên tiếp xảy ra những tranh chấp. Ấn độ đă nhờ đến Mỹ để đối phó với Trung Quốc. Liệu Mỹ có cung cấp vũ khí cho Ấn Độ không?
Theo Sputnik, New Delhi đă gửi thư yêu cầu chính phủ Mỹ bán các vũ khí quân sự cho nước này, động thái đầu tiên trong việc khởi động thỏa thuận vũ khí với Washington.
Không rơ lá thư được gửi đến Mỹ vào thời điểm nào, nhưng quan chức Ấn Độ ngày 27.2 tiết lộ: “Chúng tôi đă gửi yêu cầu đến chính phủ Mỹ và họ đă gửi hồi đáp, cho phép tiếp tục đàm phán về thỏa thuận mua trực thăng Apache”.
Quân đội Mỹ hiện là lực lượng sử dụng nhiều trực thăng tấn công Apache nhất. Các đồng minh và đối tác của Mỹ như Nhật Bản, Israel, Hy Lạp, Hà Lan, Singapore hay Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cũng mua trực thăng Apache.
Tờ The Diplomat tiết lộ, trực thăng tấn công Apache sẽ thuộc biên chế tập đoàn hàng không (AAC) chứ không do không quân Ấn Độ trực tiếp quản lư.
Bộ Quốc pḥng Ấn Độ phê duyệt khoản chi 654 triệu USD hồi tháng 8 năm ngoái để mua trực thăng Apache. AAC sẽ biên chế 3 phi đội Apache dọc theo tuyến biên giới Ấn Độ-Trung Quốc và Ấn Độ-Pakistan, The Diplomat cho biết.
Mẫu trực thăng Apache mà Ấn Độ muốn mua dĩ nhiên là phiên bản AH-64E tối tân nhất. Mỗi trực thăng Apache AH-64E có giá lên tới 35,5 triệu USD.
Trực thăng có trọng lượng cất cánh tối đa 10 tấn, đạt tốc độ tối đa 293 km/giờ, tầm hoạt động 476km. AH-64E được trang bị tên lửa dẫn đường siêu chính xác, tên lửa chuyên dùng để chống xe tăng và bộ binh như AGM-114 Hellfire và Hydra 70.
Trong một diễn biến khác, Ấn Độ cũng mới kết thúc cuộc thử nghiệm máy bay không người lái dựa trên nguyên mẫu Predator MQ- của Mỹ. Đây động thái nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài của New Delhi.
Ấn Độ và Trung Quốc trải qua cuộc đối đầu biên giới căng thẳng hồi năm ngoái. New Delhi tin rằng sự xuất hiện của trực thăng Apache sẽ giúp nước này bảo vệ biên giới tốt hơn và tăng cường năng lực răn đe.