Đó là Dusty Coot Butera không như một số người lầm tưởng là nữ tài tử điện ảnh Tippi Hedren là người dạy nghề nail cho người Việt Nam năm 1975. Đây là một sự nhầm lẫn hết sức dễ thương.
“Bà Tippi Hedren giúp đỡ chúng tôi rất nhiều khi vừa đến Mỹ, nhưng người đích thân dạy nghề cho chúng tôi là bà Dusty Coots Butera!” Cô Thuần Lê, một trong 20 phụ nữ Việt Nam đầu tiên học nghề nail tại Mỹ, xác định.
Bà Dusty Coot Butera hướng dẫn những học viên Việt Nam đầu tiên năm 1975. Cô Thuần Lê (áo trắng) đứng cạnh lắng nghe. (H́nh: Massimo Butera)
Thuần Lê là cách gọi theo người Mỹ c̣n tên thật của cô là Lê Đồng Thị Thuần.
Cô nhớ như in những ngày đầu tị nạn. “Lúc ấy, mới 26 tuổi, tôi sang đây với chồng tôi là Trung Tá Lại Quốc Trang và ba đứa con đứa bốn tuổi, đứa ba tuổi và con trai út mới tám tháng.”
Nữ tài tử Tippi Hedren đến với người Việt tị nạn v́ t́nh người. Nghệ nhân nail Dusty Coots Butera cũng đến với người Việt tị nạn v́ t́nh người.
Kư ức lũ lượt quay về, cô Thuần tiếp: “Chúng tôi gặp bà Tippi khi được chuyển từ Camp Pendleton ở San Diego đến Hope Village, Weimar (thuộc Sacramento), cũng trong California.”
Đây là một trại tị nạn đặc biệt của tư nhân do cơ quan bất vụ lợi “Food for the Hungry” mà ông Larry Ward là giám đốc và bà Tippi là phó giám đốc, tổ chức.
“Bà Tippi Hedren quan tâm đến chúng tôi v́ thấy cùng là phụ nữ mà lại vừa phải bỏ nước trốn chạy Cộng Sản,” cô Thuần kể.
Từ ngày đầu, bà Tippi muốn giúp những phụ nữ mong manh, mỏng mảnh, chân yếu, tay mềm này có tay nghề thực dụng để tự lực cánh sinh trên miền đất mới. “Bà ấy nhờ người đến mở lớp dạy may. Rồi lại có lớp đánh máy nữa,” cô Thuần kể.
Nữ tài tử Kiều Chinh, lúc đó là khách mời của bà Tippi, cũng nhớ việc bà Tippi có ư định giúp các phụ nữ này có một tay nghề thích hợp. Bà Kiều Chinh nói: “Lúc ấy tôi làm thông dịch viên cho bà Tippi và ông Larry. Phần đông các cô này là ‘bà tướng,’ ‘bà tá’ nên không muốn chọn những nghề b́nh thường. Bà Tippi cũng biết họ thuộc tầng lớp tiểu thư, đài các nên bà để họ từ từ lựa chọn.”
Có lẽ do một sự khiến xui, xếp đặt nào đó của định mệnh mà cả 20 vị “mệnh phụ phu nhân” này, chưa chọn được nghề cho ḿnh, mà chẳng ai bảo ai, cùng trầm trồ, xuưt xoa, ngắm nghía bộ móng tay “quí phái” cong cong, dài dài của bà Tippi. Thế đấy, giản dị như thế, t́nh cờ như thế, lịch sử ngành nail bắt đầu.
Bà Dusty gặp lại cô Thuần Lê sau 40 năm. (H́nh: Kimberly Phạm/Tạp Chí VietSALON)
Khi đến làm nail tại tiệm “Nail Patch” ở Encino (thuộc Los Angeles), California, bà Tippi đem chuyện những người phụ nữ Việt Nam này kể cho bà Dusty, khi đó là nghệ nhân nail, và cũng là người bạn thân, nghe. “Không đắn đo ǵ, tôi t́nh nguyện dạy nghề nail của ḿnh cho họ,” bà Dusty nói.
Bà từ tốn kể: “Thế là trong vài tháng sau đó, cứ mỗi cuối tuần, bà Tippi cho máy bay đưa tôi lên Hope Village, để dạy họ.”