Vietbf.com - Theo các nhà nghiên cứu nói, Trung Quốc có hoạt động đánh cá lớn nhất và vươn xa nhất thế giới, vượt xa cả 10 nước đánh cá lớn kế tiếp cộng lại, vì phạm vi hoạt động của đội tàu Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn người ta tưởng và kế tiếp là Đài Loan.
Các tàu từ Trung Quốc đạt xấp xỉ 17 triệu giờ đánh cá vào năm 2016, chủ yếu ở ngoài khơi bờ biển phía nam của nước họ, nhưng cũng ở những nơi xa xôi như Châu Phi và Nam Mỹ, theo Global Fishing Watch.
Các tàu từ Trung Quốc đạt xấp xỉ 17 triệu giờ đánh cá vào năm 2016, chủ yếu ở ngoài khơi bờ biển phía nam của nước họ, nhưng cũng ở những nơi xa xôi như Châu Phi và Nam Mỹ. Hoạt động lớn kế tiếp là của Đài Loan, với 2,2 triệu giờ đánh cá.
Dữ liệu, được thu thập và phân tích trong năm năm bởi Global Fishing Watch, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên theo dõi các hoạt động đánh cá, cho cái nhìn toàn diện nhất về địa điểm và tần suất mà các tàu cá của thế giới hoạt động. Một nghiên cứu về dữ liệu này được công bố trên chuyên san Science vào ngày 22/2.
Trung Quốc là "quốc gia đánh cá quan trọng nhất," David Kroodsma, giám đốc nghiên cứu và phát triển của Global Fishing Watch, tác giả chính của nghiên cứu nói với Reuters.
"Phạm vi hoạt động của đội tàu Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn người ta tưởng."
Đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc, được tổ chức Greenpeace ước tính là lớn nhất thế giới, với 2.500 tàu, không phải lúc nào cũng được chào đón ở các vùng biển xa xôi. Tàu không được phép hoạt động trong các vùng đặc quyền kinh tế của các nước vốn cách 200 km tính từ bờ của nước đó, theo quy chuẩn của Liên Hiệp Quốc.
Năm ngoái, tàu đánh cá Trung Quốc đã bị bắt giữ ở Senegal, Guinea, Sierra Leone và Guinea-Bissau vì khai thác bất hợp pháp. Vào năm 2016, lực lượng cảnh sát biển của Argentina đánh chìm một tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp trong lãnh hải của họ.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc không hồi đáp tức thì yêu cầu bình luận về các hoạt động của đội tàu đánh cá của Trung Quốc, Reuters cho biết.
Nghiên cứu nhận thấy vùng biển ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc và các vùng biển ở Bắc và Nam Âu là những nơi được khai thác nhiều nhất.
Các nguồn tài trợ cho nghiên cứu này bao gồm Quỹ Leonardo DiCaprio, Quỹ từ thiện Bloomberg, Quỹ Wyss, Quỹ Waterloo và Quỹ Adessium.
Ông Kroodsma nói các bước tiếp theo của dự án sẽ là sử dụng dữ liệu này và xem nó có thể được áp dụng ra sao cho chính sách và nghiên cứu thêm nữa.
Ông nói ví dụ các nhà nghiên cứu đang so sánh các bản đồ của các loài cá khác nhau với các khu vực mà các đội tàu khác nhau đang hoạt động.