Mùa đông đa số mọi người giữ ấm đôi chân bằng cách đi giày. Thế nhưng việc đi giày gây ra mồ hôi chân và mùi thối khắm rất tởm. Bạn chỉ cần dùng lá lốt là chữa khỏi. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Theo một vài kết quả nghiên cứu, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. C̣n trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng…
Bài thuốc trị hôi chân bằng lá lốt
Cách 1:
Dùng 30g lá lốt tươi đun với 1 lít nước cho sôi, cho thêm chút muối, để nguội dần rồi ngâm hai bàn chân, bàn tay thường xuyên trước khi đi ngủ buổi tối. Nước mới bỏ ra chưa ngân chân được bạn có thể phủ lên lớp vải mỏng để giảm nhiệt độ, phân tán hơi và hơ tay, chân. Cả hơ tay chân và ngâm tầm 30-45 phút.
Tốt nhất là nước không nên pha loăng. Ngoài tác dụng chữa đổ mồ hôi tay chân, cách này tiện dụng c̣n giúp tăng cường sức khỏe v́ ngâm chân, tay đều đặn và giúp ngủ sâu.
Cách 2:
Lá lốt (cây càng già th́ càng tốt) lấy cả rễ, cắt bỏ ngọn, cắt khúc khoảng 2 đốt ngón tay, rửa sạch, phơi dưới ánh nắng. Sau đó sao vàng, c̣n đang nóng đổ xuống nền nhà cái này gọi là hạ thổ cho nguội tự nhiên. Đun nước sôi 15 phút và để uống thay cho nước lọc cũng được. Nước không nên quá đặc hoặc quá loăng.
Thường cho khoảng 3 bát nước rồi đun như sắc thuốc bắc. Đun đến khi c̣n chỉ bát nước là dùng được. Uống liên tục 1 tuần nghỉ 4-5 ngày lại uống thêm đợt nữa. Cái này có tác dụng với tùy người hoặc cách thức sao của bạn làm thuốc bị biến chất, mất hết tác dụng.
Như bất kỳ vị thuốc nào, đều cần phải dùng đúng liều. Nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nguy hiểm. Khi ăn lá lốt, chỉ nên ăn từ 50 – 100gr mỗi ngày. Những người bị táo bón không nên dùng lá lốt.
VietBF © sưu tập