Những căn bếp của người Việt ở trời Tây vẫn rất ấm áp. Bánh chưng, nem hay những món ăn ngày tết đều không thể thiếu. Dù đă xa quê hương nhiều năm, sống ở những đất nước phồn hoa, sôi động nhất của thế giới nhưng mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc, những người vợ, người mẹ Việt Nam vẫn cố gắng đem hương vị Tết Việt đến với căn bếp của gia đ́nh ḿnh.
Đă 8 năm, từ khi theo chồng về làm dâu ở xứ sở Kim Chi, Hàn Quốc, chị Trần Thị Lệ Thu chưa năm nào được hưởng cái Tết chọn vẹn ở quê nhà. Nhiều năm được về nước, gia đ́nh chị đều phải căn vào dịp nghỉ đông và đương nhiên không trùng với Tết nguyên đán. Chính v́ vậy, mỗi dịp Tết đến, không chỉ nhớ nhà, nhớ mẹ và các em nhỏ, chị c̣n da diết nhớ hương vị Tết quê.
Chị Thu kể, tuy nét văn hóa của người Hàn cũng không quá xa lạ với người Việt, nhưng để có một cái Tết Việt ấm cúng ở bên đây cũng là một kỳ công. Qua mạng xă hội, chị có quen với một nhóm chị em người Việt lấy chồng Hàn Quốc. Mặc dù khoảng cách sống khá xa nhau, nhưng dịp Tết nào, mấy chị em cũng thu xếp gặp gỡ nhau mỗi năm tại một gia đ́nh để đón Tết.
Những chiếc bánh Chưng được buộc bằng dây đỏ v́ không có lạt (ảnh: NVCC)
“Chúng tôi tự tay cắt những bông hoa đào bằng giấy, kỳ công gói những chiếc bánh trưng bằng lá chuối v́ không có lá dong, làm nem cuốn và thịt đông từ những nguyên liệu có thể t́m mua được ở Hàn Quốc. Các con tôi đều rất thích mặc những bộ áo dài mà bà ngoại gửi qua cho. Các ông chồng cũng cố gắng tham gia để vợ con vui. Chồng tôi cũng rất thích các món ăn Việt Nam nhưng bánh Chưng th́... sợ v́ bảo nó dẻo và dính quá khó ăn” – chị Thu cười.
Định cư ở Đức đă 30 năm, chị Đỗ Thị Thanh Vân (49 tuổi) vẫn nhớ như in những chiếc bánh Chưng đầu tiên có được trong dịp Tết trên đất khách. Năm 1988 chị sang Đức xuất khẩu lao động rồi ở lại: “Không có lá để gói bánh Chưng chúng tôi đă phải dùng... giấy bạc và nilon. Chiếc bánh không có sợi lạt đậm chất Việt như ở quê nhà nhưng ai cầm trong tay cũng thấy rưng rức xúc động và nhớ nhà” – chị Vân kể.
Sau nhiều năm sinh sống, những người cùng sang Đức và định cư lại cùng thời gian với gia đ́nh chị Thanh Vân cũng bắt đầu có các thế hệ thứ 2, thứ 3. Đến lúc đó, chị Vân và những người phụ nữ Việt thấy rằng, nhu cầu giữ ǵn và truyền bá văn hóa dân tộc Việt trên xứ người rất cần thiết.
Chị Thanh Vân (mặc tạp dề trắng) dạy các bạn trẻ tại Đức cách gói bánh Chưng ngày Tết (ảnh : NVCC)
“Con, cháu chúng tôi có thể có bố là người Đức mẹ người Việt hoặc ngược lại, nhưng nét truyền thống của dân tộc vẫn rất cần được biết. Chúng tôi ư thức được việc giáo dục các con biết thế nào là Tết truyền thống, hiểu thế nào là bánh chưng, xôi xéo, hoa đào...Việc giữ ǵn Tết Việt được những người thuộc thế hệ nhập cư đầu tiên như chúng tôi thực hiện” – chị Vân nói.
Cho đến tận bây giờ, những hội đoàn của người Việt đă dần h́nh thành trên nước Đức với mục tiêu giữ ǵn bản sắc dân tộc cho con cháu và giới thiệu đến bạn bè thế giới.
Những dịp Tết, các hội đoàn thường chọn một ngày cuối tuần để tổ chức cho cộng đồng đón Tết Nguyên đán. Tại đây, người Việt cùng nhau làm những món ăn truyền thống và bày biện mộ cách rất cầu kỳ để cho con cháu hiểu và giới thiệu đến bạn bè Đức của các gia đ́nh.
Riêng gia đ́nh nhỏ của chị Vân năm nào cũng được hưởng một cái Tết ấm cũng trên đất nước Đức xa xôi nhờ sự vun vén và chăm chút của chị.
“Tôi không quên cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Mâm cỗ cúng Giao thừa tôi cũng vẫn luôn sửa soạn đầy đủ, có mâm ngũ quả, thời gian gần đây đă có đào, quất được nhập từ Việt Nam sang. Đúng 18 giờ chiều trùng với giờ Giao thừa ở Việt Nam, tôi thắp hương lên bàn thở tổ tiên, cả gia đ́nh cùng làm lễ để cầu trời đất phù hộ. Sau đó gia đ́nh quay sang chúc nhau sức khỏe, mừng tuổi cho con cháu rồi cùng nhau gọi điện thoại về Việt Nam chúc Tết nội ngoại”- chị Thanh Vân chia sẻ.
Không chỉ muốn xông xáo trong việc tổ chức Tết truyền thống cùng cộng đồng người Việt ở Đức, chị Vân c̣n thường xuyên tập hợp các cháu gái và cả những người bạn Đức để dạy họ làm bánh Chưng, bánh trôi bánh chay, nem rán, xôi xéo, bánh dày… Theo chị Vân, lưu giữ những món ăn Việt không chỉ giúp con cháu nhớ về cội nguồn, c̣n giới thiệu đến bạn bè Đức về nét đẹp văn hóa truyền thống người Việt.