Trong báo cáo chính sách hạt nhân mới của Mỹ, Lầu Năm góc đă mô tả Đài Loan như là một phần của Trung Quốc đại lục. Sau khi báo Japan Times (Nhật Bản) đặt câu hỏi vào ngày 3/2 rằng tại sao Đài Loan được đánh dấu bằng màu cờ của Trung Quốc trong một số trang của Báo cáo Đánh giá Sức mạnh Hạt nhân năm 2018, Lầu Năm Góc thừa nhận rằng đây là "lỗi in ấn" và đă tạm gỡ bản báo cáo này ra khỏi trang web trong vài giờ sau đó.
“Đă có lỗi in ấn trong Báo cáo Đánh giá Sức mạnh Hạt nhân 2018”, một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc nói với Japan Times vào cuối ngày 3/2, đồng thời khẳng định lỗi này không cho thấy sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
“Chính sách của Mỹ với Đài Loan vẫn duy tŕ không đổi trong suốt 7 chính quyền tổng thống, dựa trên luật quan hệ với Đài Loan năm 1979, 3 thông cáo chung Mỹ - Trung, và Văn kiện Sáu điều bảo đảm”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết.
Đài Loan (khoanh tṛn đen) được đánh dấu bằng màu cờ của Trung Quốc trong báo cáo đầu tiên của Lầu Năm Góc (Ảnh: Supchina)
Trước đó, Báo cáo Đánh giá Sức mạnh Hạt nhân được Bộ Quốc pḥng Mỹ công bố tại Washington hôm 2/2. Sau khi tạm gỡ, Lầu Năm Góc đăng lại bản báo cáo mới đă được đính chính.
Mỹ đă thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ năm 1979 và cắt đứt mọi quan hệ chính thức với Đài Loan. Đây là một phần trong chính sách “Một Trung Quốc” mà Bắc Kinh luôn yêu cầu Washington phải tôn trọng. Nhưng trên thực tế, Mỹ vẫn duy tŕ mối quan hệ hữu nghị không chính thức với Đài Loan, bao gồm việc bán vũ khí cho ḥn đảo này.
Báo cáo của Lầu Năm Góc sau khi được chỉnh sửa lỗi về Đài Loan (Ảnh: Bộ Quốc pḥng Mỹ)
Sự cố xảy ra trong Báo cáo Đánh giá Sức mạnh Hạt nhân không phải là vụ lùm xùm đầu tiên liên quan tới chính sách của Mỹ với Đài Loan và chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Hồi tháng 12/2016, Tổng thống Trump đă phá vỡ thông lệ ngoại giao trong hàng chục năm giữa Mỹ và Trung Quốc khi là tổng thống đắc cử đầu tiên của Mỹ điện đàm trực tiếp với lănh đạo Đài Loan kể từ khi hai bên cắt quan hệ ngoại giao chính thức.
VietBF © sưu tập