Mọi người hết sức kinh ngạc khi nghe nói cá voi sát thủ ní được tiếng người. Chú cá voi sát thủ có tên là Wikie, hiện chú dã 16 tuổi, đã học được cách nói tiếng người. Chú cá voi này có thể nhại lại các từ bằng tiếng Anh như xin chào, ah ah, tạm biệt hoặc đếm từ 1 đến 3.
Bản ghi âm khoảnh khắc lịch sử khi Wikie, cá voi sát thủ 16 tuổi sử dụng ngôn ngữ con người vừa được công bố hôm 31.1 gây kinh ngạc cho nhiều người.
Trên thực tế, Wikie có khả năng nhại lại những từ nó được dạy và âm thanh nó phát ra mặc dù giống tiếng huýt sáo hay tiếng của loài vẹt do âm thanh không phát ra từ miệng mà từ lỗ thổi trên đỉnh đầu của cá voi nhưng hoàn toàn có thể được hiểu là những từ tiếng Anh như "Xin chào", "một, hai, ba" ah ah, tạm biệt hoặc Amy.
Cá voi sát thủ Wikie đã học được ngôn ngữ con người.
Các chuyên gia đã sử dụng phần mềm chuyên dụng để đánh giá âm thanh Wikie phát ra và kết quả là "trùng khớp" với những từ ngữ của con người.
"Vẹt xám cũng từng thể hiện khả năng bắt chước tiếng người. Nhưng ở thú có vú, điều này là cực hiếm" - tác giả nghiên cứu,Tiến sĩ Jose Abramson, từ Đại học Complutense de Madrid ở Tây Ban Nha nhấn mạnh.
Khác với các loài chim với cấu trúc lưỡi đặc trưng có thể mô phỏng các âm thanh phức tạp, đối với các loài thú, đây là điều rất khó. Mặc dù các nhà nghiên cứu không bắt tay vào kiểm tra các kỹ năng giao tiếp của Wikie nhưng nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu tin rằng các cuộc giao tiếp cơ bản với con cá voi sát thủ có thể diễn ra trong một ngày nào đó.
Các nhà khoa học tin rằng, trong tương lai có thể giao tiếp cơ bản với cá voi sát thủ
Các cá voi sát thủ thường sống thành từng nhóm và giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ âm thanh độc đáo. Cả cá voi sát thủ trong tự nhiên lẫn trong điều kiện nuôi nhốt đều đã chứng minh được khả năng bắt chước các âm thanh ở tần số cao của cá heo và tiếng sủa của sư tử biển. Điều này chứng minh mức độ thông minh xã hội của cá voi sát thủ rất cao.
"Đúng thế, nó có thể hiểu được tiếng người. Tuy nhiên, chúng ta có thể đạt được nhiều thành quả hơn nếu cố gắng hiểu được cách giao tiếp tự nhiên của mỗi loài trong môi trường của chúng hơn là chúng ta dạy chúng nói tiếng người", Tiến sĩ Jose Abramson chia sẻ.