Dư luận dấy lên câu hỏi, v́ sao Thổ Nhĩ Kỳ lại tham gia vào cuộc chiến Syria? Đối với Hoa Kỳ th́ điều này hoàn toàn hiểu được khi người Kurd ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ nổi dậy.
Tối hậu thư
Trả lời phỏng vấn trên tờ Haberturk hôm 23/1, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tin rằng, tương lai quan hệ giữa Ankara và Washington phụ thuộc vào các hành động tiếp theo và thái độ của Mỹ với người Kurd ở Syria.
''Chúng tôi không biết họ lấy dữ liệu ở đây, nhưng chúng tôi chỉ tin vào những ǵ chúng tôi thấy và trải qua. Tôi nói với ông ta rằng, nên kiểm tra nguồn tin của ông, thay v́ nói với chúng tôi về vị trí của họ.
Tương lai quan hệ với Mỹ phụ thuộc vào các bước tiếp theo của Mỹ. Đối với tôi, tôi đang thực hiện những điều mà tôi nên làm, nếu không quốc gia của tôi sẽ gặp nguy hiểm. Chúng tôi sẽ không sợ ai: Nếu chúng tôi phải chết, chúng tôi sẽ chết, nhưng chúng tôi sẽ không sống trong sợ hăi'', ông Cavusoglu nhấn mạnh.
Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới Syria
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bày tỏ sự nghi ngờ với cáo buộc từ Ankara rằng, chiến binh của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân Kurd (YPG) ở Syria đă nă pháo vào lănh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà ngoại giao cũng bày tỏ hy vọng, Mỹ, cũng như các đồng minh khác, sẽ ở bên cạnh Thổ Nhĩ Kỳ, không phải bênh vực cho ''khủng bố''.
Ông nói thêm, kể từ khi bắt đầu hoạt động Quân sự ở biên giới với phía bắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ có thông báo đầy đủ cho tất cả các bên liên quan về kế hoạch của họ.
''Nhiệm vụ của chúng tôi không phải đối đầu với Nga, Syria hay Mỹ, mà là chống lại khủng bố. Đồng thời, vấn đề không phải ở Afrin, Manbij, phía đông của Euphrates hay bắc Iraq. Nếu khủng bố có ở đâu, đó là mối đe doạ đối với chúng tôi'', vị ngoại trưởng kết luận.
Mỹ xuống nước
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Jim Mattis cáo buộc, chiến dịch ''Nhánh oliu'' của Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin, Syria đang làm xao lăng những nỗ lực đánh bại ISIS và làm tăng nguy cơ "làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo" ở Syria.
"Điều này có thể bị ISIS và Al-Qaeda khai thác, rơ ràng chúng tôi không tập trung vào những lực lượng này trong thời điểm hiện tại. Nó có nguy cơ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo mà người dân Syria đang phải trải qua ", ông Mattis nói trong chuyến đi Indonesia.
Ông Mattis kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế và buộc tội họ làm gián đoạn sự trở lại b́nh yên của người tị nạn. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, Hoa Kỳ hiểu được mối quan tâm an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc nổi dậy đang nổi lên của người Kurd ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Rex Tillerson tuyên bố rằng, Hoa Kỳ muốn làm việc với Thổ Nhĩ Kỳ để tạo ra một "khu vực an ninh" ở tây bắc Syria.
Hoa Kỳ hiểu được mối quan tâm an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc nổi dậy đang nổi lên của người Kurd ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo một phóng viên đi cùng ông đến Paris, ông Tillerson nói: "V́ vậy, chúng tôi đang thảo luận với Turks và một số lực lượng trên mặt đất, cũng như làm thế nào để ổn định t́nh h́nh hiện tại và đáp ứng các mối quan tâm chính đáng của Thổ Nhĩ Kỳ về an ninh của họ".
Trong một diễn biến liên quan, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ hôm 23/1 trích dẫn các nguồn ngoại giao tiết lộ, các quan chức cấp cao của Mỹ đă tới Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về các vấn đề song phương, và hoạt động quân sự của Ankara chống lại lực lượng dân quân người Kurd tại vùng Afrin.
Theo hăng tin Anadolu, phái đoàn trên, do trợ lư Ngoại trưởng Jonathan Cohen dẫn đầu, đến Thổ Nhĩ Kỳ vào 23/1, một ngày trước khi diễn ra các cuộc họp dự kiến. Đại diện đàm phán bên Ankara là Thứ trưởng Ahmet Muhtar Gun.
Rơ ràng trong sự kiện này, Washington đă có phản ứng hết sức nhẹ nhàng trước những lời tuyên bố của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cũng như những tuyên bố trước đó của Ankara.
Chứng kiến những hành động mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ ở Afrin, Washington hiểu rằng, Ankara không hề nói suông. Nếu tiếp tục duy tŕ t́nh trạng hiện tại, nhiều khả năng lực lượng do Mỹ hậu thuẫn sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề. Đây là điều mà Washington không hề mong muốn.
Therealtz © VietBF