Bắc Kinh nên nhớ rằng Mỹ không bao giờ từ bỏ vùng Đông Nam Á nhất là Biển Đông. Thời gian qua, làm thân với Mỹ, Trung Quốc đă có những hành động không đàng hoàng, định bỏ qua Mỹ. Nhưng Mỹ đi nước cờ bất ngờ ở Đông Nam Á làm cho Trung Quốc vô cùng lo ngại.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Jim Mattis hôm qua (22/1) cho biết, ông sẽ khai thác cơ hội làm sâu sắc thêm mối quan hệ quân sự, quốc pḥng với Indonesia trong chuyến thăm đến quốc gia Đông Nam Á này. Đây được xem là động thái lôi kéo đồng minh của Washington nhằm làm đối trọng với một Bắc Kinh đang ngày càng nổi lên một cách đáng lo ngại.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Jim Mattis ở Indonesia
Trước thềm chuyến thăm đến Jakarta, Bộ trưởng Mattis đă nhắc đến khả năng tăng cường hợp tác hải quân với Indonesia. Một cố vấn Mỹ tiết lộ, Indonesia cũng đang cân nhắc khả năng mua những chiếc chiến đấu cơ F-16 của tập đoàn Lockheed Martin Corp- một hợp đồng có thể có giá trị lên tới hàng tỉ USD.
"Đây là một mối quan hệ đối tác rất chiến lược", Bộ trưởng Mattis cho hay đồng thời nhấn mạnh rằng Indonesia là nền dân chủ lớn thứ ba của thế giới và là quốc gia có đông dân Hồi giáo nhất thế giới. Indonesia cũng là một quần đảo khổng lồ gồm hơn 17.000 ḥn đảo lớn nhỏ với tầm vươn về hàng hải mang tính chiến lược.
"Chúng ta sẽ tiếp tục theo đuổi các nỗ lực nhằm không chỉ mở rộng mối quan hệ hợp tác về hàng hải mà c̣n ủng hộ cho Indonesia trở thành điểm tựa giữa Ấn Độ Dương và Thái B́nh Dương”, ông Mattis đă nói như vậy với các phóng viên.
Indonesia đang tranh chấp với Trung Quốc về quyền đánh cá ở quần đảo Natuna. Indonesia đă không ngần ngại bắt giữ các ngư dân của Trung Quốc và mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực trong những năm gần đây.
Không giống như nhiều nước láng giềng Đông Nam Á khác, Indonesia từ lâu luôn khẳng định nước này không có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, yêu sách chủ quyền dựa trên đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở xung quanh Natuna - một dăy đảo có rất nhiều nguồn cá nằm ở vùng cận tây bắc của Indonesia. Trong những năm gần đây, tàu thuyền hai nước Trung Quốc và Indonesia bắt đầu có nhiều cuộc đụng độ, va chạm ở khu vực hơn.
Sau một cuộc đụng độ như vậy hồi tháng Sáu/2016, Tổng thống Widodo đă đích thân đến thăm quần đảo Natuna trên một chiếc tàu chiến. Bộ trưởng Quốc pḥng Indonesia kể từ đó đă vạch ra các kế hoạch tăng cường tên lửa đất đối không, máy bay không người lái và vũ khí quân sự hạng nặng đến quần đảo của họ ở Biển Đông.
Tổng thống Widodo đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng đ̣i Indonesia phải từ bỏ lập trường trung lập trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Năm 2009, Indonesia đă gửi văn bản thể hiện lập trường chính thức của ḿnh lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về việc phân định ranh giới thềm lục địa, nói rằng đường 9 đoạn không có cơ sở theo bất kỳ luật pháp quốc tế nào.
Biển Đông được xem là một trong những những điểm nóng nhất ở Châu Á hiện giờ. Các cuộc tranh chấp lănh thổ, lănh hải ở đây mang theo nguy cơ có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát bất kỳ lúc nào, và có thể leo thang thành xung đột.
Trung Quốc đ̣i chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên, thậm chí cả với những khu vực nằm giáp với bờ biển của nhiều nước Đông Nam Á. Đ̣i hỏi chủ quyền của Trung Quốc dựa vào yêu sách đường 9 đoạn hay c̣n gọi là đường lưỡi ḅ. Nhiều khu vực nằm trong bản đồ đường 9 đoạn phi lư của Trung Quốc cách xa nơi gần nhất thuộc đại lục Trung Quốc đến cả hơn 1.000km và nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng.
Mỹ và các nước đồng minh đang quyết liệt phản đối việc Trung Quốc cấp tập xây dựng các đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông cũng như các hành động quân sự hóa khu vực của cường quốc Châu Á. Washington liên tục bày tỏ lo ngại Bắc kinh có thể sử dụng những đảo nhân tạo trái phép nói trên để ngăn chặn không cho các nước khác tiếp cận các tuyến đường biển quan trọng có tính chiến lược đối với thương mại thế giới ở Biển Đông.
Trong phát biểu mới nhất ám chỉ trực tiếp vào Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc pḥng Mattis tuyên bố, Mỹ muốn đảm bảo các nước lớn hơn không áp đặt ư chí của họ lên các nước nhỏ hơn.
Ông Mattis đă mở màn chuyến thăm đến Indonesia bằng cuộc gặp với Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi ngay sau khi vừa hạ cánh xuống thủ đô Jakarta chiều muộn ngày hôm qua (22/1). Theo lịch tŕnh, hôm nay sẽ là ngày ông chủ Lầu Năm Góc có cuộc gặp với một loạt giới chức cấp cao của Indonesia.