Nga và nhiều nước cảnh báo nếu Mỹ hủy thỏa thuận hạt nhân Iran v́ hậu quả của nó. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhiều lần đe dọa hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran với tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA). Cho đến nay ông vẫn chưa hủy thỏa thuận này mà chọn cách duy tŕ thỏa thuận này trong khi tiếp tục nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran.
Đặc biệt, trong thông báo ngày 12/1 vừa qua, Tổng thống Trump c̣n đưa ra 4 điều kiện cho "thỏa thuận bổ sung" cho JCPOA và kêu gọi Quốc hội Mỹ đưa vào thành luật. Trong trường hợp Quốc hội hay các đồng minh của Mỹ ở châu Âu không ủng hộ cái gọi là thỏa thuận bổ sung này, ông Trump lại một lần nữa tuyên bố sẽ đơn phương "chấm dứt" JCPOA.
Thực tế là JCPOA đă quy định các tiêu chuẩn cao nhất về sự minh bạch của chương tŕnh hạt nhân và các hoạt động thanh sát, cũng như quy định các đảm bảo có thể xác minh được rằng chương tŕnh hạt nhân của Iran không thể chuyển hướng thành phát triển vũ khí hạt nhân.
Nga cảnh báo hậu quả nếu thoả thuận hạt nhân Iran đổ vỡ
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo, nguy cơ sụp đổ của thoả thuận hạt nhân Iran có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm và sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với căn thẳng tại Bán đảo Triều Tiên.
Theo ông Peter Jenkins, cựu Đại sứ Anh tại Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), "Tổng thống Trump không có quyền đặt ra những giới hạn hay hạn chế vượt ngoài khuôn khổ của những điều khoản đă được nêu trong thỏa thuận". Nếu ông Trump kiên quyết thực hiện tối hậu thư của ḿnh và chọn cách rút khỏi JCPOA, quyết định đó sẽ gây ra những hậu quả lâu dài không chỉ cho nước Mỹ mà c̣n ảnh hưởng đến những nỗ lực toàn cầu nhằm kiểm soát việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Sau đây là những lư do khiến Tổng thống Trump vẫn chưa dám hiện thực hóa những đe dọa của ḿnh:
Trước hết, về đối nội, tất cả các thể chế chính trị quan trọng từ Quốc hội đến các cơ quan an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, bao gồm Hội đồng An ninh Quốc gia, Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và Bộ Năng lượng Mỹ, phản đối việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran v́ họ tin rằng thỏa thuận này ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân và hành động phản đối này sẽ khiến Mỹ bị quốc tế cô lập.
Thứ hai, việc rút khỏi JCPOA sẽ làm gia tăng sự ngờ vực của cộng đồng quốc tế đối với Mỹ và loại bỏ mọi cơ hội nhằm lôi kéo Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán về một thỏa thuận chấm dứt chương tŕnh hạt nhân của họ. Washington cũng có thể gặp khó khăn hơn để giành được sự ủng hộ đối với bất cứ chiến dịch quân sự nào mà họ có thể phát động chống lại B́nh Nhưỡng nếu các đồng minh của Mỹ yêu cầu Washington phải chịu trách nhiệm trong trường hợp tái bùng phát cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran.
Thứ ba, JCPOA đă được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ), bao gồm cả Mỹ, chấp thuận và các thành viên c̣n lại tiếp tục ủng hộ thỏa thuận này. Theo Hiến chương LHQ, tất cả các quốc gia thành viên bắt buộc phải tuân theo các nghị quyết của HĐBA. Việc Mỹ vi phạm toàn bộ Nghị quyết 2231 của HĐBA sẽ làm tổn hại đến các nghị quyết của khác của HĐBA và các quốc gia thành viên khác trong HĐBA coi đó là hành động hủy hoại nguyên tắc nhất trí trong cơ quan quyền lực nhất của LHQ.
Thứ tư, IAEA đă nhiều lần khẳng định sự tuân thủ của Iran đối với thỏa thuận trên và nhấn mạnh việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng về khả năng của cơ quan này trong việc thực thi nhiệm vụ thanh sát (các cơ sở hạt nhân của Iran). JCPOA là một thành tựu lớn của IAEA v́ đó là thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn diện nhất trong lịch sử. Đây là một tiêu chuẩn mới để giải quyết các cuộc khủng hoảng hạt nhân và các nguyên lư của nó thậm chí có thể ngăn chặn các nước như Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân.
Thứ năm, đa số đồng minh của Washington, gồm EU, Nhật Bản, Australia, Canada và Hàn Quốc, phản đối mạnh mẽ việc Mỹ rút khỏi JCPOA. Điều này cho thấy sự rạn nứt đáng kể trong hệ thống đồng minh của Mỹ và tiến tới có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác trong tương lai về các vấn đề như việc sáp nhập Crimea vào Nga.
Những nhân tố trên có lẽ là lư do khiến Trump quyết định không tái áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran. Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ vẫn được xem xét lại vào tháng 5 tới - thời hạn chót cho các quyết định trừng phạt của ông Trump.