Nước Mỹ luôn được biết tới là nước có sức mạnh quân sự hàng đầu TG với nhiều vũ khí hiện đại. Một trong số đó chính là khẩu tên lửa chống tăng hiện đại được ra đời từ khá lâu. Hiện nay đây là 1 trong những loại vũ khí được ưa chuộng trên TG.Tên lửa chống tăng M47 Dragon được ra đời từ năm 1970 đă đánh dấu bước đột phá trong chế tạo tên lửa của nước Mỹ.
C̣n có tên gọi khác là FGM-77, tên lửa M47 được xem là tiền thân của ḍng tên lửa chống tăng Javelin đang làm mưa làm gió trên khắp thế giới của Mỹ.
Tên lửa này có giá chỉ 13.000 USD cho phiên bản và 51.000 USD cho phiên bản kèm kính nh́n đêm, đă có 7000 ống phóng và 33.000 quả tên lửa loại này được sản xuất.
Tên lửa M47 Dragon có chiều dài 1154 mm, đường kính 140 mm và chỉ cần duy nhất 1 người điều khiển. Loại tên lửa này có tầm bắn hiệu quả khoảng 1000 mét và tầm bắn tối đa khoảng 1500 mét. Gia tốc đầu ṇng của loại tên lửa này vào khoảng 200 mét/ giây. Điều này đồng nghĩa với việc mục tiêu sẽ nghe thấy tiếng khai hỏa của M47 Dragon trước khi bị dính đạn.
Điều thú vị ở loại này là khi mang nó, binh sĩ sẽ trông giống như một nhà quay phim. Với độ tiện lợi khi cần khai hỏa, người lính chỉ việc tháo một đầu bảo vệ và bấm nút. Nó không đ̣i hỏi sự kỳ công trong tác chiến như các hệ thống tên lửa chống tăng trước đây.
Trong Chiến tranh Lạnh, loại tên lửa này đă cho thấy nó hiện đại và toàn diện đến nỗi bất cứ lính xe tăng Nga nào cũng phải "rón rén" khi biết tin họ sắp đối đầu với tên lửa M47 Dragon.
Lợi thế của tên lửa M47 so với các hệ thống khác cùng loại là sự linh hoạt. Suốt thời gian dài cùng với tên lửa TOW, M47 Dragon luôn là những vũ khí đáng lo ngại cho các lực lượng tăng thiết giáp của Liên Xô như T-55, T-62, T-72 và thậm chí cả T-80. Tuy nhiên nó cũng tồn tại những yếu điểm mà đến khi bị loại biên người ta mới cho biết.
Tên lửa chống tăng M47 cũng được trang bị hệ thống kính ngắm ban đêm, nhưng nó quá cồng kềnh và phức tạp để lắp đặt, khiến người vận hành đôi khi phải tiến hành theo dơi bằng mắt thường các mục tiêu, điều chỉnh thủ công quĩ đạo bay của tên lửa, để dẫn hướng cho tên lửa tấn công mục tiêu trong khoảng cách 1km.
Mặc dù tên lửa M47 trải qua nâng cấp nhỏ để nâng tầm bắn, tuy nhiên những yếu điểm chết người của nó như: người khai hỏa vẫn phải ngồi trên mặt đất trước và sau khi bắn; tên lửa rơi ngay trước mặt xạ thủ khi vừa bắn ra; ù tai gây ra bởi tiếng ồn của nó...vô cùng nguy hiểm dẫn tới việc chúng bị loại biên hoàn toàn sau khoảng 20 năm phục vụ.
Trước thực tế đó, những cải tiến được đưa ra để cố giữ lại tên lửa M47, tuy nhiên sau khi cân nhắc M47 đă bị loại bỏ hoàn toàn vào thập niên 90.
Tên lửa chống tăng M47 Dragon tuy đă bị loại bỏ bởi Mỹ và phần lớn các nước Phương Tây, nhưng nó vẫn đang hoạt động tích cực trong các lực lượng phản ứng nhanh và lực lượng đặc biệt của Iran. Trước đây Iran mua M47 Dragon của Mỹ và giờ nó được sản xuất ở trong nước với cái tên Saeghe.
Tổng cộng trên thế giới có 12 nước từng sử dụng loại tên lửa này, trong đó đă có 5 nước loại biên M47 Dragon ra khỏi biên chế của ḿnh, c̣n lại 7 nước vẫn tiếp tục sử dụng tới tận ngày nay.
Bắt đầu từ năm 2001, FGM-77 được sử dụng hạn chế trong Quân đội Mỹ, nhường chỗ cho các tên lửa FGM-148 Javelin. M47 Dragon hiện nay đang tiếp tục được sử dụng bởi quân đội Iran, Israel, Jordan, Morocco, Thái Lan,... Điều ngạc nhiên là phiến quân Houthis ở Yemen cũng sở hữu loại tên lửa này.
|