Vào cuộc hội nghị quốc tế về Triều Tiên vào ngày 16/1 vừa qua, nhiều ngoại trưởng các nước trên thế giới đă tụ họp tajai Vancouver để thảo luận về vấn đề Triều Tiên.
Mỹ và Canada là hai quốc gia đă đứng ra tổ chức cuộc hội nghị này. Mục tiêu của cuộc họp này là hướng tới "một bán đảo Triều Tiên an toàn, thịnh vượng và phi hạt nhân hóa".
Cuộc họp có sự tham dự của đại diện ngoại giao từ 20 nước, gồm Mỹ, Canada và Nhóm Vancouver, trong đó có Đan Mạch, Hy Lạp, Na Uy, New Zealand… những quốc gia tham gia Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Canada từ lâu vẫn tự hào v́ dù là một đồng minh sát sườn với Mỹ nhưng vẫn theo đuổi con đường riêng trong các vấn đề quốc tế.
Nhưng kể từ khi lên nắm quyền từ năm 2015, Thủ tướng Justin Trudeau bắt đầu chú tâm vào chính sách Châu Á-Thái B́nh Dương nhiều hơn và giờ đây đang tiếp bước trở thành một tiếng nói mới ủng hộ Washington ở Đông Bắc Á.
Ngay từ việc đồng chủ tŕ cuộc họp lần này, nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng Ottawa đang muốn sắm vai tṛ lớn hơn trong vấn đề Triều Tiên.
Reuters dẫn lời các quan chức Mỹ và Canada cho biết cuộc họp ngày 16/1 không chỉ nhằm thúc đẩy ngoại giao, nhưng đồng thời cũng tăng cường sức ép lên Triều Tiên.
Tuy nhiên, sự vắng mặt gây bất ngờ của Trung Quốc và Nga (do không được mời tham dự) đă khiến giới phân tích đặt ra câu hỏi, liệu cuộc họp có mang lại hiệu quả khi thiếu vắng hai đại diện quan trọng như vậy?
V́ sao Nga bị phương Tây cho "ra ŕa"?
Trong phản ứng hôm 15/1, Ngoại trưởng Nga Nga Sergey Lavrov cảnh báo về “hậu quả thảm khốc” nếu Mỹ cố gắng giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng giải pháp quân sự và phản đối khi Nga và Trung Quốc không được mời tham gia.
Ông Lavrov cho biết, cuộc họp giải quyết khủng hoảng ở Vancouver là “gây nguy hại”.
"Việc không có Trung Quốc và Nga tham dự khiến cuộc họp chẳng khác ǵ cuộc nói chuyện về “sự tất yếu của một hành động quân sự” giữa Mỹ và các quốc gia đồng minh", ông Lavrov nói thêm.
Khi nh́n vào nỗ lực của Nga thông qua các giải pháp ngoại giao nhằm hóa giải khủng hoảng Triều Tiên thời gian qua, việc quốc gia này không được mời tham dự hội nghị Vancouver được cho là một điều kỳ lạ, theo NK News.
Trong suốt năm 2017, Nga đă trở thành bên xúc tác xoa dịu căng thẳng thông qua con đường đàm phán, trong đó có nỗ lực làm tan băng quan hệ Bắc Kinh-B́nh Nhưỡng.
Gần đây hơn, Đại sứ lưu động của Nga, phụ trách vấn đề hạt nhân Oleg Burmistrov đă bóng gió rằng, Liên bang Nga sẵn sàng đóng vai tṛ trung gian cho các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Triều Tiên và Mỹ.
Đồng thời, Chính phủ Nga cũng bày tỏ sẵn sàng làm mọi cách để ngăn chặn mọi nguy cơ xung đột quân sự giữa hai bên.
Tuy nhiên, chính sự gia tăng gần đây trong quan hệ Triều Tiên-Nga vốn được thúc đẩy thêm qua các yếu tố gần gũi trong lịch sử giữa Triều Tiên và Liên Xô đă khiến Washington hoài nghi về sự “trung lập” của Moscow.
Do đó, Canada quyết định không mời quan chức Trung Quốc và Nga tham dự, mặc dù vẫn lên tiếng ca ngợi vai tṛ của hai quốc gia này.
Thủ tướng Justin Trudeau nhận xét rằng, ngay cả khi không mời đại diện từ Bắc Kinh hay Moscow, “chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đang diễn ra với tất cả các đối tác, bao gồm Nga và Trung Quốc trong mục tiêu ḥa b́nh trên bán đảo Triều Tiên”.
Nga, một cường quốc không chỉ giáp Triều Tiên mà luôn được coi là chung lập trường với Trung Quốc trong các cuộc thảo luận ngoại giao liên Triều.
Ngoại giao đa phương trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên từ lâu đă bị tạm chia thành hai nhóm không chính thức gồm: Trung Quốc-Triều Tiên-Nga một bên và quan hệ đồng minh Nhật Bản-Hàn Quốc-Mỹ ở bên đối lập.
Trong đó Trung Quốc và Nga ủng hộ các giải pháp ḥa b́nh trong đó có đề xuất "đóng băng kép" nhằm tránh xảy ra mọi xung đột không đáng có trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi Mỹ và đồng minh mang đến cách tiếp cận khắc nghiệt thông qua trừng phạt và quân sự.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Canada Len Edwards lập luận, động thái của Mỹ và nhóm Vancouver có khả năng gửi một thông điệp rằng Bắc Kinh và Moscow không được hoan nghênh v́ quá "gần gũi" với Triều Tiên.
Mỹ và đồng minh muốn tiếp tục con đường gây áp lực và cô lập lên B́nh Nhưỡng, bao gồm cả sử dụng đến phương tiện quân sự, thay v́ đi theo cách thức của Nga-Trung.
Nhóm này không muốn Trung Quốc và Nga dùng ảnh hưởng để quyết định thế cuộc trong khu vực và sẵn sàng gây khó dễ khi hai nước muốn tham gia vào các nỗ lực đàm phán đa phương về cuộc khủng hoảng Triều Tiên trong tương lai.
VietBF © Sưu tập