Sau chiến thắng tại Syria, Nga đă rút một số quân về nước. Tuy vậy những căn cứ quân sự trọng yếu vẫn hiện diện tại đây. Nhưng căn cứ không quân của Nga tại Syria đă bị lộ điểm yếu .
Một loạt cuộc tấn công nhằm vào những căn cứ quân sự của Nga ở Syria đă phơi bày những điểm yếu đáng lo ngại trong chiến lược của Tổng thống Vladimir Putin nhằm duy tŕ sự hiện diện quân sự lâu dài ở Syria.
Vài tuần sau khi tuyên bố đă “quét sạch” khủng bố ở Syria, các căn cứ quân sự Nga ở Hymimim và Tartus lần lượt hứng ba đợt tấn công từ các máy bay không người lái khiến ít nhất hai binh sĩ Nga thiệt mạng. Cả hai căn cứ quân sự đều được pḥng thủ tận răng với hệ thống tên lửa đất đối không S-400 và hệ thống pḥng không Pantsir của Nga.
Các chuyên gia cho rằng việc các căn cứ liên tục bị tấn công cho thấy những phần tử nổi dậy vẫn là mối đe dọa tiềm tàng cho lực lượng của Nga ở Syria, bất kể tuyên bố đă giải phóng hoàn toàn Syria. “Sự thiếu chuẩn bị của quân đội Nga chính là vấn đề. Các loại vũ khí của Nga được thiết kế riêng cho cuộc chiến tranh trên đất liền với phạm vi rộng, trong khi các loại máy bay không người lái này có thể ẩn ḿnh trước radar và tia hồng ngoại theo dơi” - ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc pḥng CAST có trụ sở ở Moscow, nhận định.
Giới chức Nga cho hay các vụ tấn công này xuất phát từ tỉnh Idlib, tuy nhiên hiện vẫn chưa có nhóm vũ trang nào lên tiếng chịu trách nhiệm. Tổng thống Putin khẳng định các máy bay không người lái mà quân đội Nga thu giữ sau cuộc tấn công được trang bị những công nghệ tiên tiến mà có thể những kẻ khủng bố đă nhận từ nước ngoài. “Những kẻ khủng bố sẽ tiếp tục thực hiện các vụ tấn công tương tự. Rơ ràng họ đang thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau để t́m ra cách tốt nhất có thể vượt qua được hệ thống pḥng thủ của chúng ta” - ông Denis Fedutinov, biên tập viên của một tạp chí nổi tiếng của Nga về công nghệ máy bay không người lái, cho hay. Trong khi đó, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov hồi tuần trước khẳng định lực lượng Nga ở Syria hiện tại hoàn toàn có đủ khả năng để đối phó với các cuộc tấn công bất ngờ từ các phần tử khủng bố.
C̣n theo bà Jennifer Cafarella, chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến tranh ở Washington, quân đội Nga thường áp dụng chiến thuật rải thảm bom đối với các khu vực t́nh nghi có phiến quân ẩn náu. Tuy nhiên, chiến thuật này lại khiến lực lượng Moscow không đủ khả năng tác chiến trong trường hợp trước các cuộc tấn công không theo quy chuẩn thông thường hay có thể hiểu là chiến tranh du kích.