Bạn đừng nghĩ rằng đã là rau thì ăn được sống sẽ còn vitamin. Có một số loại rau củ thì chỉ khi nấu chín mới phát huy được tối đa dưỡng chất. Bạn hãy nắm được danh sách loại dưới đây.
Khoai tây
Khoai tây là loại rau củ phổ biến, dễ chế biến. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là khoai tây mang loại giá trị dinh dưỡng cao hơn khi được nấu chín. Bằng cách nấu chín sau đó làm lạnh khoai tây, bạn có thể ngăn chặn sự tăng lên của lượng đường trong máu.
Cà rốt
Trong cà rốt có chứa hợp chất beta-caroten. Đây chính là tiền chất để cơ thể tổng hợp thành vitamin A rất tốt cho mắt và da. Nấu chín cà rốt sẽ làm tăng hàm lượng của hợp chất này. Do vậy, chị em nội trợ có thể thoải mái cho cà rốt vào các món hầm hay canh xương mà không sợ bị mất chất dinh dưỡng.
Cà chua
Nếu bạn muốn hấp thu lycopene có trong cà chua – một loại chất có khả năng chống bệnh ung thư, có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả thì tốt nhất hãy nấu chín trước khi thưởng thức.
Thay vì ăn cà chua sống, bạn hãy ăn cà chua chín bởi thành tế bào của cà chua sống khá dày khiến cơ thể khó hấp thụ lycopene. Bởi vậy, nấu chín là phương pháp giúp bạn khai thác tối đa nguồn dưỡng chất trong cà chua.
Bí đỏ
Bí đỏ cần được nấu chín thì bạn mới có thể hấp thụ được beta-carotene và chất chống oxy hóa. Nếu ăn sống, cơ thể sẽ phải mất một khoảng thời gian và rất khó khăn để có thể tiêu hóa và hấp thụ, nhưng khi đã được nấu chín, lớp vỏ bị phá vỡ và cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng.
Măng tây
Loại thực vật màu xanh này cực giàu những vitamin có khả năng đẩy lùi ung thư như vitamin A, C và E cũng như folat. Tuy nhiên do vách tế bào khá dày nên cơ thể chúng ta rất khó hấp thu được những dưỡng chất này. Việc nấu chín măng tây sẽ giúp phá vỡ các tế bào sợi của nó để hấp thu các vitamin dễ dàng hơn
Rau chân vịt
Bạn đã từng xem bộ phim hoạt hình khá nổi tiếng “Thủy thủ Popeye” và bạn có biết tại sao mỗi lần ăn một hộp rau chân vịt, cơ bắp của anh chàng này lại nổi lên cuồn cuộn hay không? Bạn đoán đó là do sắt, bạn có thể đúng. Nhưng đó cũng có thể là do folat – một vitamin nhóm B rất cần thiết cho sự phát triển của tế bào và hệ sinh sản chứa rất nhiều trong các loại rau lá màu xanh đậm.
Mặc dù việc nấu chín rau chân vịt không làm tăng hàm lượng folat nhưng theo một nghiên cứu vào năm 2002, phương pháp hầm rau chân vịt sẽ giúp giữ ổn định hàm lượng folat. Vậy thì lợi ích ở đây là gì? Một bó rau chân vịt nấu chín sẽ giảm kích thước xuống chỉ còn một nhúm. Vì thế, bạn sẽ ăn được nhiều hơn. Kết quả dĩ nhiên là bạn cũng sẽ có được nhiều folat hơn.
Củ cải đường
Tiếp xúc với nhiệt trong quá trình đun nấu sẽ làm giảm hàm lượng vitamin B có trong củ cải đường. Vì vậy, nên ăn củ cải đường ở dạng tươi để bảo toàn nguồn dinh dưỡng nguyên thủy.
Súp lơ
Súp lơ là một nguồn dinh dưỡng rất lớn. Nếu ăn sống, súp lơ sẽ không thể tự sản sinh ra sulforphane – một loại chất giúp chống lại các tế bào ung thư hoặc mụn nhọt, nhưng khi được nấu lên, hợp chất này sẽ tự sinh ra, có tác dụng kì diệu trong việc chống lại các tế bào ung thư.
Bắp cải
Bắp cải khi nấu lên sẽ tạo thành indole, đây là một hợp chất hữu cơ tiêu diệt các tế bào ung thư trước khi chúng trở thành tế bào ác tính.
VietBF © sưu tập