Cuộc đua này sẽ diễn ra giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới là Mỹ và Nga. Những dấu hiệu cho thấy dường như họ đang quay trở lại cuộc đua vũ trang mà họ từng tạm dừng cách đây một thế hệ. Trong khi cả hai không muốn tham gia vào cuộc đua này nhưng rơ ràng nó đang xảy ra.
Từ năm 2014, Bộ Ngoại giao Mỹ đă thông báo với quốc hội rằng Nga đă phát triển và thử nghiệm một loại tên lửa hành tŕnh phóng từ mặt đất với tầm bắn vi phạm Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Hiệp ước này được Mỹ và Liên Xô kư năm 1987, theo đó cấm hai bên sở hữu, phát triển và thử nghiệm từ mặt đất loại tên lửa có tầm bắn từ 500-5.500 km.
Nga bác bỏ cáo buộc trên và không có nhiều chi tiết về vụ việc được công bố. Đến tháng 12-2017, Bộ Ngoại giao Mỹ nói Nga đă vi phạm INF khi thử nghiệm loại tên lửa hành tŕnh mới phóng từ mặt đất, được Moscow gọi là 9M729. Một số nguồn tin nói nó đă được triển khai.
Cùng lúc đó, Moscow phàn nàn rằng một số thành phần của hệ thống pḥng thủ tên lửa Aegis Ashore của Washington có thể đang vi phạm hiệp ước. Mỹ dĩ nhiên cũng bác bỏ điều này.
Một vụ phóng thử tên lửa của Mỹ hồi năm ngoái Ảnh: KHÔNG QUÂN MỸ
Hiệp ước trên c̣n lập ra một cơ chế để giải quyết tranh căi, gọi là Ủy ban Kiểm chứng đặc biệt. Ủy ban này nhóm họp hồi tháng 11-2016 mà không đạt kết quả nào. Cũng vào tháng rồi, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Washington đang theo đuổi những biện pháp kinh tế, quân sự nhằm buộc Nga tuân thủ hiệp ước.
Trong Đạo luật ủy nhiệm quốc pḥng vừa được kư ban hành hôm 12-12-2017, quốc hội Mỹ tuyên bố Nga vi phạm INF và cho phép chi 58 triệu USD để tài trợ nghiên cứu một loại tên lửa mặt đất mới. Hai ngày sau, Tổng thống Nga Vladimir Putin phản ứng bằng cách nhận định Mỹ đang chuẩn bị rút khỏi INF.
Những ǵ xảy ra đang dần đẩy INF đến sự sụp đổ và có thể khởi đầu một cuộc đua tên lửa mới. Trong bối cảnh vũ khí hạt nhân là mối đe dọa lớn hiện nay, sẽ là điều khó hiểu khi cả Mỹ và Nga phá hỏng một hiệp ước kiểu mẫu góp phần tiêu hủy không ít tên lửa nguy hiểm.
Therealtz © VietBF