Lính Pháp thời bấy giờ gọi máy bay C-130 là "vận tải cơ ma". Chuyện xảy ra từ năm 1988, chiếc máy bay C-130 xuất hiện trên căn cứ Pháp tại Chad và bị trúng tên lửa. Lúc bấy giờ không ai biết được nguồn gốc chiếc máy bay.
Vận tải cơ C-130 với hệ thống đèn hạ cánh. Ảnh: Flickr.
Tối 7.7.1988, lực lượng Pháp đóng tại căn cứ Faya-Largeau ở Chad nhận lệnh báo động chiến đấu, khi một máy bay vận tải C-130 xuất hiện một cách bí ẩn trên bầu trời. Lính Pháp phóng tên lửa và đánh trúng mục tiêu, nhưng không t́m thấy dấu hiệu nào của chiếc C-130 sau đó, khiến nhiều người cho rằng đó là một vận tải cơ ma, theo War is Boring.
Quân đội Pháp được cử tới đồn trú ở Chad để hỗ trợ an ninh sau cuộc xung đột giữa quốc gia châu Phi này với nước láng giềng Libya năm 1987. Khi có thông tin t́nh báo rằng quân đội Libya đang điều chuyển lực lượng ở phía nam, khu vực giáp với Chad vào tháng 3/1988, các căn cứ Pháp trên lănh thổ Chad được đặt trong t́nh trạng sẵn sàng chiến đấu.
Đầu tháng 7.1988, binh sĩ Pháp tăng cường cảnh giác trước cuộc gặp giữa ngoại trưởng Chad và Libya, do lo ngại khả năng Libya mở cuộc tấn công bất ngờ trong giai đoạn này.
Tại căn cứ không quân Faya-Largeau, nhiệm vụ pḥng không được giao cho Trung đoàn pháo binh dù số 35. Đơn vị này được biên chế ba khẩu đội tên lửa vác vai Stinger, bố trí ở các trận địa trên ngọn đồi gần căn cứ. Để tránh bị khẩu đội Stinger bắn hạ, các máy bay Pháp và Chad phải tiếp cận ngọn đồi ở độ cao nhất định, đồng thời bật đèn hạ cánh.
Trong ngày 7 và 8.7, không quân Libya tiến hành nhiều chuyến trinh sát bằng tiêm kích Mirage 5DR và MiG-25R trên khu vực Bardai, Ounianga Kebir và Faya-Largeau, làm tăng căng thẳng cho binh sĩ thuộc Trung đoàn 35.
Lúc 20h tối 7.7, một phi cơ không xác định tiếp cận căn cứ Faya-Largeau ở độ cao 400-500 m. Nó bay qua mà không đáp ứng các yêu cầu phân biệt địch ta, trong khi cửa khoang hàng mở rộng và phát ra một ḍng khí mờ. Căn cứ phát báo động tấn công hóa học, toàn bộ binh sĩ phải mặc đồ bảo hộ và mặt nạ pḥng độc, ba khẩu đội Stinger được phép khai hỏa.
Lính Pháp thử nghiệm tên lửa Stinger tại Chad. Ảnh: War is Boring.
Chiếc máy bay được xác nhận là vận tải cơ C-130. Trong lần bay qua thứ hai, nó bật đèn chiếu nhưng vẫn không phản hồi yêu cầu nêu danh tính. Khi phi cơ cách căn cứ Faya-Largeau khoảng 4 km, cả ba khẩu đội Stinger đồng loạt khai hỏa. Tên lửa đầu tiên gặp lỗi kỹ thuật, quả thứ hai tự hủy sau khi bay hết tầm, quả đạn cuối cùng đánh trúng mục tiêu và phát nổ.
Tuy nhiên, lính Pháp không thể tiếp cận khu vực rơi dự kiến của chiếc C-130, do trời quá tối và địa h́nh bị cài ḿn dày đặc. Sáng hôm sau, một máy bay tuần tra Pháp xuất hiện trên bầu trời trong 15 phút và sau đó biến mất. Chỉ huy Pháp đột ngột thay đổi nhân sự của các khẩu đội Stinger và không đề cập tới chiếc máy bay bị bắn hạ.
5 ngày sau, một phi cơ khác bay qua căn cứ Faya-Largeau trong điều kiện tương tự, nhưng với cửa khoang hàng đóng chặt. Lính Pháp không khai hỏa trong vụ việc này.
Danh tính và số phận của phi cơ C-130 vẫn là bí ẩn. Một số chuyên gia cho rằng đó là vận tải cơ C-130H của không quân Libya, trong khi nhiều người nhận định đây là máy bay L-100 hoặc C-130 phục vụ t́nh báo Mỹ.
Theo cựu đại sứ Chad tại Pháp Ahmad Allam-Mi, chính phủ Pháp từng thông báo cho Chad về những chuyến bay qua Faya-Largeau của một máy bay được cho là trong biên chế không quân Libya.
Tuy nhiên, nhà đàm phán Libya El Houdeiri bác bỏ cáo buộc này, cho rằng Libya không liên quan tới những chuyến bay bí ẩn đó. Chính phủ Libya khẳng định "các quốc gia phản đối thỏa thuận ḥa b́nh" đă tiến hành hoạt động bay nhằm phá hoại tiến tŕnh đàm phán của nước này với Chad.