Gần như lănh đạo nước nào cũng có những hệ thống hàm trú ẩn pḥng khi chiến tranh xảy ra. Vừa qua đă lộ hệ thống hầm trú ẩn cực kỳ kiên cố ẩn sâu dưới ḷng đất của thủ đô Bắc Kinh và cách không xa Trung Nam Hải. Hệ thống hầm trú ẩn của lănh đạo Tung Quốc được bố trí như thế nào?
Trong ḷng Công viên Rừng quốc gia Tây Sơn, gần trung tâm Bắc Kinh, tồn tại hệ thống boong ke được xây dựng từ mạng lưới các hang đá vôi sâu dưới đất, với quy mô của một thành phố nhỏ và nguồn nước ngầm có thể sử dụng ổn định trong thời gian dài. Theo tờ South China Morning Post, đây là một phần của Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp (JBCC) thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Những h́nh ảnh về JBCC lần đầu tiên được công bố rộng răi hồi năm 2016 khi Đài truyền h́nh trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin về chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận B́nh đến nơi này. Chưa có thông tin chính thức nào về thời điểm JBCC và hệ thống hầm trú ẩn bắt đầu được xây dựng, nhưng theo truyền thông Trung Quốc công tŕnh khởi động từ nhiều thập niên trước và thường xuyên được nâng cấp. Lối vào hầm trú ẩn nằm tại địa điểm bí mật bên trong Công viên Rừng quốc gia Tây Sơn và cách Trung Nam Hải, nơi đặt trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhà nước khoảng 20 km về phía tây.
Theo South China Morning Post, JBCC được xem là “bộ năo” của quân đội Trung Quốc và là nơi mà mọi quyết định về quân sự được đưa ra. Hoạt động hằng ngày bao gồm phân tích thông tin t́nh báo, giám sát hoạt động của 5 đại quân khu trên toàn quốc và ra lệnh triển khai các chiến dịch trong lẫn ngoài nước. V́ thế, trong t́nh huống xảy ra biến cố hạt nhân, giới lănh đạo cấp cao của nước này có thể nhanh chóng theo những tuyến đường bí mật di tản đến hầm trú ẩn và thông qua JBCC để tiếp tục điều hành đất nước cũng như chỉ huy lực lượng vũ trang ứng phó khủng hoảng.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia cho biết hệ thống boong ke nằm cách mặt đất khoảng 2 km, thuộc hàng sâu nhất thế giới. Tường và trần là lớp đá granite vững chắc, “dày đến khoảng 1.000 m”. Con số này cao gấp 10 lần so với tiêu chuẩn tối thiểu 100 m để chịu được sức công phá của một vụ nổ hạt nhân. Trong hầm có đầy đủ lương thực và nhu yếu phẩm dùng trong nhiều tháng; hệ thống thông gió hiện đại để ngăn chặn bụi phóng xạ cùng công nghệ liên lạc độc lập có thể bảo đảm công việc được vận hành thông suốt. Bên cạnh đó, chính phủ c̣n tài trợ cho một dự án quy mô do chuyên gia Tần Đạt Quân đứng đầu, nhằm xác định nguồn nước ngầm ở Công viên Rừng quốc gia Tây Sơn có đủ cung cấp trong trường hợp khủng hoảng hạt nhân hay không. Kể từ thập niên 1990, mực nước ngầm ở Bắc Kinh giảm hơn 1 m mỗi năm do quá tŕnh đô thị hóa.
Tuy nhiên, ông Tần khẳng định hệ thống nước ngầm ở khu vực nói trên nằm khá gần mặt đất nên có thể được tái cung cấp từ mưa, tuyết, sông và hồ gần đó. V́ vậy, nguồn nước không phải là vấn đề đáng lo ngại đối với hầm trú ẩn. Mặt khác, chuyên gia hạt nhân Lưu Vĩnh thuộc Đại học Nam Hoa cùng các cộng sự đang phát triển hệ thống màng lọc tân tiến để ngăn chặn phóng xạ nhiễm vào không khí, nước và cả đất, nhằm nâng cấp cho hầm trú ẩn nói riêng và xử lư hậu quả hạt nhân nói chung, theo South China Morning Post.