Bộ Quốc pḥng Nga đang chuẩn bị ra đời một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân có thể vượt qua mọi hệ thống pḥng thủ tối tân nhất, kể cả Mỹ.
Cuối năm 2017, Nga đă phóng thử một ICBM RS-12M Topol. Vụ phóng thử này được dùng để thử nghiệm "công nghệ tương lai", giúp tên lửa đời mới chọc thủng mọi hệ thống pḥng thủ.
Tên lửa Topol của Nga đi qua Quảng trường Đỏ trong một cuộc duyệt binh. Ảnh: Sputnik
Trong cuộc thử nghiệm này, các chuyên gia đă thu được dữ liệu quan trọng để hoàn thiện phương án đối phó hiệu quả với các hệ thống đánh chặn tiên tiến, nhằm trang bị cho các ICBM của Nga trong tương lai.
Tờ này cũng trích dẫn các nguồn tin Nga cho biết, Moscow đă chế tạo trên dưới 80 tên lửa tên lửa đạn đạo trong giai đoạn 2012-2017. Trong số đó, Nga đă tiến hành hơn 40 vụ thử thành công.
Giới phân tích nhận định, sau hàng loạt vụ phóng thử trong 5 năm qua, tuyên bố về "công nghệ tương lai" nói trên của Nga cho thấy nước này đă thu được nhiều kết quả từ dự án nghiên cứu thiết bị tấn công vượt âm hypersonic (HGV) và đủ khả năng tích hợp HGV lên đầu ICBM.
HGV là loại thiết bị tấn công tách ra khi ICBM đạt độ cao tối đa, rồi mang bom hạt nhân hoặc nhiệt hạch lao xuống khí quyển ở tốc độ vượt âm, sau đó lướt tới mục tiêu theo quỹ đạo khó đoán, thay v́ lao thẳng như đầu đạn b́nh thường.
Điểm mạnh của vũ khí HGV là tốc độ siêu nhanh, từ Mach 5 (6000km/h) lên đến 25.000km/h. Đi kèm với đó là khả năng lướt, giúp chúng bay tới mục tiêu với độ cao hành tŕnh nhỏ, từ khoảng cách xa hơn, khiến các hệ thống pḥng thủ bất lực hoàn toàn.
Trong bối cảnh Mỹ liên tiếp triển khai các hệ thống đánh chặn mặt đất ở các nước châu Âu nằm sát vách Nga, việc sở hữu công nghệ HGV được cho là cách để Moscow đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân ở mức tuyệt đối.
VietBF © Sưu tập