Mấy ngày nay dư luận xôn xao vụ Tổng thống Mỹ Donald Trump so sánh nút bấm hạt nhân của Mỹ với Triều Tiên. Thậm chí ông c̣n cảnh báo nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về việc Mỹ luôn sẵn sàng nút kích hoạt hạt nhân trên bàn và có thể tiến hành tấn công hạt nhân bất kỳ thời gian nào. Vậy bí mật đáng gờm đó là ǵ?
Chiếc cặp “Quả bóng hạt nhân”
Trong khi nhà lănh đạo Kim Jong Un cũng khẳng định, nút kích hoạt hạt nhân đă sẵn sàng trên bàn th́ Tổng thống Trump cũng nhấn mạnh nút kích hoạt hạt nhân của Mỹ c̣n uy lực hơn nhiều.
Chiếc cặp “quả bóng hạt nhân”
Theo CNN, h́nh ảnh Tổng thống Trump với ngón tay sẵn sàng bấm phím hạt nhân có thể thổi bùng cho một cuộc tấn công vào bất kỳ thời điểm này.
Tổng thống Mỹ sở hữu chiếc cặp “quả bóng hạt nhân”. Chiếc cặp da màu đen cho phép tổng thống Mỹ phát động một cuộc tấn công hạt nhân khi không có mặt tại trung tâm chỉ huy cố định.Dù ngồi trên xe riêng, đi trong thang máy hay đáp chuyên cơ Air Force One công du nước ngoài, chiếc cặp hạt nhân không bao giờ nằm ngoài tầm với của Tổng thống Mỹ Trump. Đó là khả năng quyền lực mà các đời Tổng thống Mỹ khiến đối phương lo sợ.
Chiếc cặp "quả bóng hạt nhân" của tổng thống Mỹ chứa 4 thứ gồm tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống phát sóng khẩn cấp, một cuốn sổ đen có các lựa chọn tấn công, một cuốn sổ có vị trí các điểm ấn nấp an toàn cho tổng thống và một thẻ có mă xác thực để tổng thống xác nhận danh tính.
Nếu muốn triển khai vũ khí hạt nhân, tổng thống Mỹ phải sử dụng mă đặc biệt trên thẻ để xác thực danh tính và cần được Bộ trưởng Quốc pḥng xác nhận. Bộ trưởng Quốc pḥng không có quyền phủ quyết quyết định của tổng thống.
Tổng thống một ḿnh không thể nhấn một nút và khiến tên lửa hạt nhân bay. Ông Trump có thể đưa ra chỉ đạo để sử dụng nút kích hoạt hạt nhân”, Tiến sỹ Peter Feaver, giáo sư chính sách công và khoa học chính trị tại Đại học Duke nói với các nhà lập pháp vào năm ngoái.
“Hệ thống không phải là nút bấm mà Tổng thống Mỹ có thể ngẫu nhiên bấm nút và tên lửa bay. Tôi cho rằng điều này có phần đáng sợ”, ông Feaver cho biết.
Theo ông Feaver, quyết định tiến hành cuộc tấn công yêu cầu Tổng thống Trump phải có sự thống nhất với các quan chức quân sự và các nhân sự cấp cao.
Cho dù ông Trump đang ở Nhà Trắng, trên xe hơi hay trên chiếc Air Force One trong chuyến công du nước ngoài th́ không bao giờ Tổng thống Mỹ quên mang chiếc cặp hạt nhân cùng với sự bảo vệ cẩn trọng của các cơ quan t́nh báo.
“Chỉ Tổng thống Mỹ mới có thể tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân”, tướng Không quân Robert Kehler - cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM) cho biết.
Hầu như quá tŕnh khởi động hạt nhân đều được phân loại. Theo ông Robert Kehler, có nhiều lớp bảo vệ trong hệ thống được thiết kế đảm bảo tiến tới quá tŕnh kích hoạt hạt nhân.
“Hệ thống do con người kiểm soát. Không có ǵ diễn ra tự động. Quân đội Mỹ không phải lúc nào cũng tuân thủ mệnh lệnh, v́ thế, mệnh lệnh của Tổng thống cũng phải suy xét hợp pháp mới có thể tiến hành”, ông Kehler nói thêm.
Theo ông Kehler, quyết định tấn công hạt nhân phải bao gồm quá tŕnh đánh giá, xem xét và tư vấn giữa Tổng thống và các quan chức quân sự.
Tướng không quân Mỹ John Hyten chia sẻ những ǵ sẽ diễn ra nếu tiến hành cuộc tấn công hạt nhân.
Lo lắng về tinh thần của lănh đạo Kim Jong Un
Khi được hỏi về việc liệu người Mỹ có lo lắng về sức khỏe tinh thần của Tổng thống Mỹ sau các tuyên bố đe dọa hạt nhân, nữ phát ngôn viên Nhà Trắng Sara Sanders nhấn mạnh: “Tổng thống Mỹ và người dân Mỹ lại cảm thấy lo lắng về sức khỏe tinh thần của nhà lănh đạo Triều Tiên”
“Ông Kim đă liên tục đe dọa, liên tục thử tên lửa nhiều lần trong những năm qua.Tổng thống sẽ không tự hạ thấp hay yếu đuối. Ông sẽ hoàn thành lời hứa và đứng lên bảo vệ người dân Mỹ", bà Sanders nhấn mạnh.
Tổng thống Trump và nhà lănh đạo Kim Jong Un liên tục trở nên căng thẳng trong thời gian gấn đây dẫn đến khủng hoảng gia tăng tại bán đảo Triều Tiên bởi tham vọng tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân phóng vào Mỹ, tăng mức báo động toàn cầu.
“Mỹ luôn có vai tṛ quan trọng đối với thế giới. Tôi cho rằng Tổng thống Trump quá phóng túng và điều này thực sự nguy hiểm”, cựu phó Tổng thống Joe Biden cho biết.
Vào ngày 2/1, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nhấn mạnh, Washington sẽ không bao giờ tiến tới đàm phán với Triều Tiên và Hàn Quốc nếu như B́nh Nhưỡng không từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Bà Haley c̣n chon rằng, Washington đă nghe các báo cáo về việc B́nh Nhưỡng có thể đang chuẩn bị một vụ thử tên lửa khác.
Nhà lănh đạo Kim Jong Un ngày 1/1 đă gợi ư về việc B́nh Nhưỡng sẽ cử phái đoàn tham dự Olympic Pyeongchang.
“Việc phục hồi đường dây nóng là rất rơ ràng. Điều này tạo nên kênh đối thoại là có thể trong bất kỳ thời điểm nào”, Thư kư báo chí cấp cao của Nhà Xanh Yoon Young-chan cho biết.
Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực tại bán đảo Triều Tiên nhưng hiện tại vẫn chưa có căn cứ bảo đảm các căng thẳng sẽ giảm.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đă hồi phục kênh đối thoại tại làng đ́nh chiến Panmunjeom ở biên giới hai nước vào chiều ngày 3/1.