Có nhiều dự đoán đáng sợ với năm 2018. Mong rằng những dự đoán này sẽ không thành sự thật. Những tia hy vọng lạc quan đă có tín hiệu.
Năm 2018 bắt đầu với những dấu hiệu trái ngược trong lĩnh vực kinh tế và địa chính trị. Thị trường chứng khoán toàn cầu đang duy tŕ ở mức cao, trong khi triển vọng kinh tế ngày càng tăng ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, trong khi các nhà đầu tư hào hứng chào đón một năm mới với những kỳ vọng th́ những người quan tâm tới t́nh h́nh chính trị quốc tế lại không khỏi lo ngại.
Những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang khiến thế giới “đứng tim” v́ lo lắng
Trong những năm gần đây, người ta thường quen với việc Trung Đông là nơi xuất hiện những tin xấu, c̣n châu Á là nơi đem đến không ít hy vọng và lạc quan. Hai vị trí này có thể sẽ hoán đổi trong năm nay. Nguy cơ địa chính trị lớn nhất là chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Nếu Mỹ hiện thực hóa lời đe dọa trút “lửa và cơn thịnh nộ” xuống Triều Tiên th́ đó sẽ là lần đầu tiên Mỹ giao chiến với một quốc gia có trang bị vũ khí hạt nhân khác. Rủi ro và thiệt hại là điều khó có thể tính toán chính xác.
Ngột ngạt?
Các nhà đầu tư và giới kinh tế cho rằng chiến tranh tại Triều Tiên khó nổ ra, song các chuyên gia an ninh quốc gia lại không có được sự lạc quan này. Nhiều người cho rằng bầu không khí tại Washington hiện nay khá giống với những ǵ từng diễn ra trước khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, khi giới chức phụ trách chính sách đối ngoại tự cho rằng một cuộc chiến phủ đầu nhằm vào chính quyền của Saddam Hussein là ư tưởng hay.
Thượng nghị sỹ Lindsey Graham thuộc đảng Cộng ḥa, một thành viên của Ủy ban Quân vụ Thượng viện cho rằng chiến tranh là điều “khó tránh” nếu Triều Tiên không dừng chương tŕnh phát triển vũ khí hạt nhân của ḿnh. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump cũng có chung quan điểm cứng rắn này, và khẳng định rằng Mỹ sẽ “làm mọi điều có thể” để ngăn chặn chương tŕnh hạt nhân của B́nh Nhưỡng.
Những b́nh luận không khoan nhượng này cần phải được xem xét cùng với những yếu tố khiến Mỹ e dè tấn công. Nguy cơ Triều Tiên trả đũa có thể dẫn tới thiệt hại hàng trăm ngh́n sinh mạng tại nước láng giềng Hàn Quốc. Quân đội Mỹ đă nói rằng họ có thể giữ mức thiệt hại về người ở con số tạm chấp nhận được, bằng việc tấn công phủ đầu nhằm vào những tên lửa mà Triều Tiên đang hướng về Seoul. Tuy nhiên, Gideon Rachman, người phụ trách chuyên mục b́nh luận quốc tế của tạp chí Financial Times cho rằng, ngay cả trong trường hợp giải pháp này là khả thi th́ việc t́m và giữ an toàn cho các vũ khí hạt nhân của chính quyền B́nh Nhưỡng cũng là điều không đơn giản và nhiệm vụ này buộc phải được tiến hành bằng bộ binh.
Hơn thế nữa, các đồng minh thân thiết nhất của Mỹ ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đều khó có khả năng ủng hộ một cuộc tấn công phủ đầu. Trong khi đó, bài phát biểu đầu năm mới của Kim Jong-un có vẻ như đă lợi dụng những chia rẽ này, đe dọa tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân song lại đề xuất đối thoại với Triều Tiên. Bởi vậy, ông Rachman cho rằng nhiều khả năng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên sẽ không bùng phát trong năm tới.
Lạc quan
Thực tế là những diễn biến thực sự làm thay đổi thế giới - từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin cho tới vụ khủng bố ngày 11/9/2001 - lại là những thứ người ta không thể dự đoán trước. Làn sóng biểu t́nh bất ngờ diễn ra trên các đường phố Iran tuần này là một trong những minh chứng rơ ràng.
Bi quan thường là những ǵ người ta nghĩ về Trung Đông, từ cuộc chiến ở Iraq, làn sóng Mùa xuân Arập cho tới tiến tŕnh ḥa b́nh Israel-Palestine. Các cuộc biểu t́nh ở Iran sớm hay muộn cũng sẽ khép lại hoặc bị đàn áp, tương tự những ǵ đă diễn ra vào năm 2009. Tuy nhiên, theo ông Rachman, trong năm nay, nhiều vấn đề và xung đột lớn ở Trung Đông có thể sẽ bắt đầu đi vào lộ tŕnh. Bất ổn ở Iran, làn sóng cải cách tự do tại Saudi Arabia và việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bị đánh bại trên chiến trường đều có thể xem bước lùi nghiêm trọng của Hồi giáo cực đoan.
Trong bài viết đăng trên trang mạng ft.com, ông Gideon Rachman lạc quan cho rằng trong năm 2018, những nguy cơ mà giới học giả lo ngại sẽ không xảy ra, chiến tranh sẽ không bùng phát trên bán đảo Triều Tiên, ở Biển Đông hay ở Đông Âu. Ông b́nh luận: “EU sẽ không tan ră, các cuộc đàm phán về Brexit sẽ không đổ vỡ và các thị trường cũng sẽ không rơi vào khủng hoảng. Sẽ có những thay đổi tích cực và đáng kể tại Trung Đông”.