Những động thái mang đầy tinh thần hợp tác mới đây của Triều Tiên đă khiến cho Hàn Quốc phải bất ngờ và bối rối. Bởi trước đó không lâu lănh đạo Triều Tiên vẫn coi Hàn Quốc là kẻ thù số 1 nếu như chiến tranh xảy ra. Đây cũng chính là điều mà Hàn Quốc cần phải đề pḥng với 1 Triều Tiên khó lường.
Seoul hoan nghênh...
Văn pḥng Tổng thống Hàn Quốc (Cheong Wa Dae) hôm qua, 1/1 bày tỏ sự hoan nghênh đối với đề xuất đưa phái đoàn tham dự thế vận hội Olympic tại PyeongChang (Hàn Quốc) của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
“Chúng tôi hoan nghênh việc Chủ tịch Kim sẵn sàng cử phái đoàn và đề xuất các cuộc đàm phán (với Hàn Quốc – PV) khi ông thừa nhận nhu cầu cải thiện quan hệ liên Triều”, phát ngôn viên Cheong Wa Dae, ông Park Soo-hyun, nói trong một cuộc họp báo. “Việc tổ chức thành công thế vận hội sẽ góp phần vào sự ổn định không chỉ trên bán đảo Triều Tiên, mà c̣n ở khu vực Đông Á và phần c̣n lại của thế giới.”Trước đó, trong thông điệp mừng năm mới 2018, Chủ tịch Kim Jong-un bất ngờ thể hiện sự thân thiện hiếm thấy khi tuyên bố B́nh Nhưỡng có thể cử phái đoàn tới Hàn Quốc tham dự thế vận hội và sẵn sàng đàm phán với Seoul.
Tuy nhiên, nhà lănh đạo Triều Tiên cũng nhấn mạnh B́nh Nhưỡng sẽ không từ bỏ chương tŕnh hạt nhân và tên lửa, đồng thời tiết lộ trên bàn làm việc của ông luôn đặt một “nút hạt nhân”.
Đáp lại, Cheong Wa Dae khẳng định Seoul luôn mong muốn tổ chức hội đàm với B́nh Nhưỡng, bất kể “thời gian, địa điểm và cách thức”, miễn là cuộc đối thoại ấy có thể giúp khôi phục mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, đồng thời cải thiện sự ổn định chung trong khu vực.
...nhưng vẫn thận trọng
Sau cuộc họp báo, một quan chức cấp cao giấu tên của Cheong Wa Dae cho biết đề xuất của Triều Tiên có ư nghĩa vô cùng quan trọng, là dấu hiệu cho thấy sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ liên triều.
Tuy nhiên, Seoul vẫn tỏ ra khá thận trọng về khả năng tổ chức các cuộc đàm phán với B́nh Nhưỡng.
“Chúng tôi rất cẩn trọng trước tín hiệu muốn đối thoại của Chủ tịch Kim. Cần phải xem xét và phân tích ư nghĩa thực sự, cũng như ư định đằng sau thông điệp của Triều Tiên”, quan chức này nhận định.
Theo giới phân tích Hàn Quốc, B́nh Nhưỡng có thể sẽ yêu cầu Seoul dỡ bỏ lệnh trừng phạt, nối lại các dự án kinh tế liên Triều và nối lại viện trợ, để đổi lấy sự tham gia của các vận động viên Triều Tiên tại Thế vận hội mùa đông PyeongChang diễn ra tháng 2 tới tại Hàn Quốc. Trước đó, Seoul đă áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào B́nh Nhưỡng, đồng thời đóng cửa khu liên hợp công nghiệp liên Triều tại thành phố biên giới Kaesong hồi năm 2016.
B́nh Nhưỡng có thể gọi sự tham gia của các vận động viên Triều Tiên tại thế vận hội ở Hàn Quốc là hành động “giúp đỡ” Seoul, theo báo cáo của Viện Chiến lược An ninh Quốc gia (INSS) của Hàn Quốc. “Triều Tiên có thể thực sự cân nhắc việc tham gia thế vận hội, nhưng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên thái độ của Hàn Quốc.”
Cũng theo INSS, trong các cuộc hội đàm tương lai với Seoul về Olympic, B́nh Nhưỡng có thể sẽ yêu cầu đ́nh chỉ việc tập trận chung Mỹ - Hàn, đồng thời yêu cầu Washington ngừng triển khai các vũ khí chiến lược đến bán đảo Triều Tiên.
INSS dự đoán B́nh Nhưỡng có thể sẽ kiềm chế các hành động khiêu khích ít nhất cho đến khi Thế vận hội mùa đông khai mạc tại Hàn Quốc.
“Nhưng cũng không thể loại bỏ khả năng các hành động khiêu khích sẽ tiếp tục được tiến hành nếu Mỹ và Hàn Quốc nối lại các cuộc tập trận chung sau Olympic. B́nh Nhưỡng có thể dựa vào quyền được phát triển chương tŕnh không gian để t́m cách đưa vệ tinh lên quỹ đạo.”
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 12 đề nghị Tổng thống Mỹ Donald Trump hoăn cuộc tập trận chung hàng năm, dự kiến sẽ diễn ra cùng thời điểm với thế vận hội PyeongChang để hạn chế các hành động khiêu khích của B́nh Nhưỡng.
B́nh Nhưỡng luôn phản đối các cuộc tập trận Mỹ - Hàn v́ cho rằng đó là hành động tập dượt cho cuộc chiến chống lại họ.
Hàn Quốc sẽ đăng cai Thế vận hội Mùa đông ở Pyeongchang từ ngày 9/2 đến 25/2 năm sau và Paralympic dự kiến bắt đầu vào ngày 9/3. Khu vực tổ chức Thế vận hội chỉ cách biên giới Triều Tiên 80 km về phía nam.
|