Khi con người sinh ra được hưởng những quyền của ḿnh gọi là quyền con người. Thế nhưng hiện nay có những thực thể không phải con người nhưng lại được cấp quyền công dân đầy đủ như sông, hồ, ngọn núi hay thậm chí robot. V́ sao lại như vậy?
Núi Taranaki, New Zealand (Ảnh: Reuters)
Tháng 12 năm nay, chính phủ New Zealand cùng 8 bộ tộc địa phương đă kí biên bản ghi nhớ, chính thức trao quyền con người cho ngọn núi Taranaki. Ngọn núi cao 2.500m tọa lạc tại Công viên Quốc gia Egmont, New Plymouth, có ư nghĩa đặc biệt quan trọng với người Maori do họ coi nó là tổ tiên và nguồn gốc của nhóm người này.
Phía chính phủ New Zealand nhấn mạnh động thái này nhằm giúp bảo vệ ngọn núi tốt hơn với hàng loạt các quyền lợi và chính sách. Trước đó, chính phủ New Zealand cũng trao quyền con người và tư cách pháp nhân tương tự cho 2 con sông Te Urewera và sông Te Awa Tupua Whanganui.
Nữ robot trí thông minh nhân tạo Sophia (Ả-rập Xê-út)
Sophia chính là robot đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân. "Tôi rất vinh dự và tự hào trước đặc quyền duy nhất này. Đây là một khoảnh khắc lịch sử khi trở thành robot đầu tiên trên thế giới sở hữu quyền công dân", Sophia chia sẻ trong buổi lễ công bố trao quyền công dân cho cô.
Theo hăng chế tạo Hanson Robotics (Hong Kong) Sophia được dựng theo nguyên mẫu nữ minh tinh Mỹ Audrey Hepburn với vẻ đẹp cổ điển bao gồm "làn da trắng sứ, sống mũi thon gọn, g̣ má cao, nụ cười hấp dẫn và đôi mắt biểu cảm”.
Việc Ả-rập Xê-út cấp quyền công dân cho robot đă gây tranh căi về viễn cảnh robot sẽ cướp đi công ăn việc làm của người b́nh thường và mối lo ngại trí thông minh nhân tạo sẽ thống trị thế giới. Song, những người tạo nên Sophia cho biết họ sẽ nỗ lực kiểm soát những điều tiêu cực và họ sáng chế ra robot như Sophia nhằm giúp xă hội tốt đẹp hơn.
Sông băng ở dăy Himalaya (Ấn Độ)
Vào đầu năm nay, ṭa án bang Uttarakhand, phía Bắc Ấn Độ đă trao quyền con người cho 2 con sông Gangotri và Yamamotri bị giảm diện tích trong nhiều năm qua do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất.
Theo quan chức bang Uttarakhand, động thái này nhằm bảo vệ hiện trạng của các con sông và khuyến khích cũng như thúc đẩy việc giữ ǵn những ḍng chảy quư giá này.
Sông Hằng (Ấn Độ)
Sông Hằng (Ấn Độ)
Tương tự như sông băng ở dăy Himalaya, sông Hằng cũng được toàn án bang Uttarakhand trao quyền con người vào hồi tháng 3 năm nay. Chảy qua 29 thành phố, đây được cho là một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới do thói quen của người dân Ấn Độ.
Coi đây là một con sông thiêng với nước thánh, tuy nhiên người dân Ấn Độ vẫn xả rác và nước thải xuống khiến nước sông ô nhiễm trầm trọng. Nỗ lực của ṭa Uttarakhand nhằm khắc phục t́nh trạng này. Tuy nhiên, Ṭa án Tối cao Ấn Độ đă không thông qua quyết định này.
VietBF © sưu tập