Vụ đào tẩu của 12 nhân viên nhà hàng Triều Tiên sang Hàn Quốc vào năm ngoái là vụ đào tẩu lớn nhất của nước này. Tuy nhiên một quan chức Liên Hợp Quốc cho rằng đây thực sự là một vụ bắt cóc, không phải tự nguyện.
Ông Tomas Ojea Quintana (phải) và bà Kim Ryon-hui tại buổi họp báo hôm 14/12. Ảnh: AP
Ông Tomas Ojea Quintana, cán bộ điều tra đặc biệt về các vấn đề nhân quyền của Liên Hợp Quốc, ngày 14/12 cho biết đă dành một phần thời gian trong chuyến thăm 4 ngày tới Seoul, Hàn Quốc, để t́m hiểu về vụ đào tẩu được coi là lớn nhất của người Triều Tiên trong những năm qua, Reuters đưa tin.
"Những lời khai tôi được nghe trong văn pḥng cho thấy sự thiếu nhất quán trong vụ việc", ông Quintana phát biểu.
Triều Tiên cho rằng 12 nữ nhân viên của nước này bị bắt cóc từ một nhà hàng ở Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Hàn Quốc trả người. Tuy nhiên, Seoul khẳng định họ hoàn toàn tự nguyện đến Hàn Quốc. Nhiều người trong số này hiện là sinh viên đại học.
Buổi họp báo của ông Quintana bị gián đoạn khi một phụ nữ tên là Kim Ryon-hui cắt ngang, nói bà bị ép ở lại Hàn Quốc suốt 7 năm. Kim ban đầu đến Hàn Quốc để t́m việc làm tốt hơn mà không biết luật pháp Hàn Quốc cấm bà trở lại quê hương hoặc liên lạc với gia đ́nh ở Triều Tiên.
"Tôi là công dân Triều Tiên. Tôi đă bị giữ ở Hàn Quốc trong 7 năm qua. Seoul đă vi phạm nhân quyền đối với tôi, ngăn tôi trở về với cha mẹ già và con gái", bà Kim khóc trước hàng chục phóng viên. Bà từng t́m cách tự sát, giả mạo hộ chiếu để bị bắt giam với hy vọng bị trục xuất về Triều Tiên.
Quintana nói đă gặp bà Kim trước đó một ngày nhưng ông không có thẩm quyền b́nh luận về vấn đề nhân quyền ở Hàn Quốc. Ông Quintana cũng kêu gọi quốc tế điều chỉnh lệnh trừng phạt áp đặt lên Triều Tiên để tránh tác động xấu đến cuộc sống của dân thường.
Therealtz © VietBF