Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đă ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên. Hiện nay là thời điểm mà Mỹ đang kêu gọi cộng đồng quốc tế hạn chế xuất khẩu dầu mỏ và năng lượng cho Triều Tiên. Nhưng Nga đă được cho là "cứu cánh" của B́nh Nhưỡng. Nga trở thành “át chủ bài” trong điểm nóng khủng hoảng tại khu vực Đông Á, đi ngược lại nghị quyết của HĐBA Liên hợp Quốc?
Giá dầu diesel và dầu hỏa ở Triều Tiên đă giảm mạnh vào tháng trước, theo một báo cáo của nước này. Tờ báo Đức DW đưa ra nghi vấn về việc Nga gần đây đă tăng cường xuất khẩu dầu cho B́nh Nhưỡng, bất chấp những nỗ lực của Mỹ, Hàn Quốc và nhiều quốc gia đồng minh nhằm cô lập Triều Tiên, buộc quốc gia này từ bỏ chương tŕnh tên lửa đạn đạo tầm xa và hạt nhân.
Những công nhân Triều Tiên đẩy một chiếc xe đẩy trên đường ray tàu hỏa.
Hăng thông tấn API cho biết, giá năng lượng bắt đầu giảm ở Triều Tiên vào tháng Mười Một sau nhiều tháng dao động chóng mặt trước đó.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đă thông qua Nghị quyết 2375 ngay sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ sáu vào ngày 3/9. Kể từ thời điểm đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump liên tục gia tăng gây áp lực và kêu gọi Trung Quốc ngừng cung cấp dầu cho B́nh Nhưỡng qua biên giới.
Nhưng thông tin từ hăng thông tấn API, dường như “một lượng lớn” năng lượng vẫn chảy qua tỉnh biên giới Triều Tiên Yanggang từ Nga.
“Rất khó để biết chính xác rằng bao nhiêu dầu đă được đưa vào Triều Tiên, nhưng dường như Nga gần đây có khả năng đă cung cấp năng lượng cho B́nh Nhưỡng”, Phó Giáo sư James Brown chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế, đồng thời là chuyên gia thương mại Nga-Triều tại đại học Temple (Mỹ) cho hay.
“Nga và cả Trung Quốc đều đang mất kiên nhẫn đối với Mỹ. Họ cảm thấy rằng bản thân đă hoàn thành nghĩa vụ trong việc gây áp lực với Triều Tiên nhưng Washington th́ chưa như vậy, Mỹ nên thể hiện nhiều hơn”, ông Brown nói.
Khi Bắc Kinh và Moscow ủng hộ lệnh trừng phạt vào mùa thu vừa qua, hơn 2 tháng sau đó Triều Triên không tiến hành bất kỳ một vụ thử tên lửa nào. Tuy nhiên, sau đó Mỹ xác nhận rằng, họ sẽ tiếp tục tham gia cuộc diễn tập không quân lớn nhất từ trước tới nay với Hàn Quốc, nơi có sự tham gia của 230 chiến đấu cơ được huấn luyện giả định tấn công vào cơ sở hạt nhân và các kho tên lửa của B́nh Nhưỡng. Sau tuyên bố trên, B́nh Nhưỡng lại phóng tên lửa với sức mạnh chưa từng có mang tên Hwasong-15.
Moscow cảm thấy rơ ràng rằng Mỹ là tác nhân gây ra vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Do đó, việc Moscow và Bắc Kinh sẽ tiếp tục cắt giảm cung cấp năng lượng cho B́nh Nhưỡng trong tương lai là điều không ai dám chắc, bởi nó cũng giống như một “biện pháp hạt nhân” có thể làm phương hại tới Triều Tiên.
Nga đặc biệt không muốn Triều Tiên bị ảnh hưởng do những hành động quân sự từ liên minh Mỹ-Hàn. Điều khiến Kremlin quan ngại nhất là một khi xung đột bùng nổ th́ những người dân Triều Tiên sẽ ồ ạt chạy sang khu vực biên giới giữa vùng Viễn Đông và Triều Tiên, gây ảnh hưởng tới an ninh Nga.
Giáo sư Daniel Pinkston nghiên cứu quan hệ quốc tế từ đại học Troy (Mỹ) đồng ư rằng, Moscow đang nỗ lực ổn định t́nh h́nh ở Triều Tiên nhằm ngăn chặn t́nh h́nh diễn tiến theo chiều hướng xấu nhất. Ngoài ra, việc vận chuyển năng lượng cho B́nh Nhưỡng cũng mang ư nghĩa nhân đạo đối với những dân thường trong bối cảnh Triều Tiên đang phải trải qua mùa đông nổi tiếng là khắc nghiệt ở nước này.
Ngoài việc cung cấp năng lượng cho Triều Tiên, Nga gần đây cũng tiến hành nhiều đợt tập trận ở khu vực Viễn Đông, nơi có đường biên giới dài 17km với Triều Tiên.
Sau đợt diễn tập quân sự hồi tháng Hai năm ngoái ở trường bắn Bamburovo, Nga vừa thông báo thời gian tới sẽ tập trận tại Kamchatka và Primorye ở Viễn Đông với sự tham gia của khoảng 1.000 binh sĩ thuộc Hạm đội Thái B́nh Dương và xe bọc thép.
Tần suất những cuộc diễn tập cho thấy sự sẵn sàng của Nga đối với những diễn biến xấu nhất ở vùng biên của nước này với Triều Tiên. Nói cách khác, trong trường hợp xung đột bùng phát, Kremlin sẽ không đứng ngoài cuộc để Mỹ và đồng minh mặc sức tấn công Triều Tiên.
Chính tín hiệu đó đă giúp B́nh Nhưỡng thêm tin tưởng vào Moscow. Do đó, trong cuộc gặp mặt giữa phái đoàn của Nga với giới chức Triều Tiên, phía B́nh Nhưỡng khẳng định sẵn sàng tham gia đối thoại với Mỹ, nhưng với điều kiện là Kremlin phải đứng ra làm trung gian ḥa giải.
Như vậy, việc Moscow đẩy mạnh ḷng tin với B́nh Nhưỡng được đánh giá là một nước cờ thành công của Nga. Nó làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc với vai tṛ là trung gian ḥa giải chính, đồng thời đưa Kremlin vào vị trí giúp cân bằng hành động của cả Mỹ và Triều Tiên.